Chúng tôi đã đưa tin, thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước mới đây, người lao động đăng ký tham gia chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm: Thi năng lực tiếng Hàn, kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
Chúng tôi đã đưa tin, thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước mới đây, người lao động đăng ký tham gia chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm: Thi năng lực tiếng Hàn, kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
Sáng 18-2, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) khai giảng lớp tiếng Hàn Quốc khóa 17 năm 2022, với 23 học viên tham gia.
Đây là khóa tiếng Hàn đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và là khóa học có đông học viên nhất từ trước đến nay (tính từ thời điểm dịch COVID-19). Trước đây, mỗi lớp chỉ có khoảng 15 -17 học viên. Qua đó cho thấy nhu cầu học tiếng Hàn của lao động trên địa bàn tỉnh khá lớn và cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường mới khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, đặc biệt hầu hết người dân đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên không còn quá lo lắng, sợ hãi dịch bệnh nữa.
Em Doãn Văn Cơ (SN 1990), ở phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) đã đi lao động tại Nhật Bản được gần 6 năm. Về nước, em Cơ đăng ký khóa học tiếng Hàn với nguyện vọng được làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là Chương trình EPS). Em cho biết: "Xuất khẩu lao động là kênh giải quyết việc làm hiệu quả. Sau một thời gian ngắn xuất khẩu lao động đã có thể gửi tiền về phụ giúp cho gia đình. Hết thời hạn lao động về nước, người lao động có một khoản tiền tiết kiệm kha khá để làm ăn". Giờ đây, em Cơ muốn tiếp tục cho mình một cơ hội để tích lũy thêm vốn liếng do đó quyết tâm tìm kiếm cơ hội việc làm tại đất nước Hàn Quốc mà theo như tìm hiểu của Cơ là có môi trường làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn so với khi làm việc ở đất nước Mặt trời mọc.
Còn em Nguyễn Văn Việt (SN 1986) ở xã Ea Drơng (huyện Cư M’gar) tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng đã đi dạy học nhưng mãi không vào biên chế nên quyết định nghỉ ở nhà làm nông nghiệp. Sau nhiều năm gắn bó với ruộng vườn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, Việt đăng ký học tiếng Hàn với mục tiêu đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Qua tìm hiểu bạn bè và có người bà con đi Hàn Quốc làm việc, em Việt cũng hy vọng sau vài năm xuất khẩu lao động sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để tính chuyện lập nghiệp khi tuổi không còn trẻ nữa. Việt cân nhắc kỹ, chỉ xuất khẩu lao động qua kênh của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh có chí phí đúng quy định và quan trọng hơn là có cơ sở bảo đảm vững chắc cho người lao động.
“Ngay sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã có các buổi làm việc và đi đến ký kết thống nhất chương trình hợp tác với nhiều doanh nghiệp tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh để kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm tăng thêm cơ hội việc làm của tỉnh, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 tác động mạnh mẽ đến kinh tế, đời sống của người lao động” - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lê Hải Lý.
Nhật Bản, Hàn Quốc là hai thị trường lớn thu hút lao động Việt Nam làm việc hiện nay. Đến thời điểm hiện nay thì Hàn Quốc vẫn là thị trường lao động mong muốn làm việc nhất bởi các yếu tố: là nước có nền văn hóa, khí hậu,.. giống với Việt Nam nên lao động làm việc sẽ thích nghi dễ dàng hơn.
Hàn Quốc là nước phát triển, được xem là "Con rồng châu Á" vì thế có nhiều việc làm và cơ hội phát triển. Mức lương xuất khẩu lao động Hàn Quốc rất cao, có thể đến 50 triệu/tháng (chưa kể làm thêm).
Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc thấp hơn Nhật Bản, khoảng 35 triệu (chi phí học định hướng, chi phí hành chính xin cấp visa, vé máy bay…) đóng trước khi xuất cảnh cho Trung tâm Lao động ngoài nước đồng thời ký quỹ 100 triệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ được nhận lại gốc lãi sau khi hoàn thành hợp đồng về nước.
Thêm một yếu tốt quan trọng là Chương trình cấp phép việc làm (gọi tắt là Chương trình EPS) giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, chỉ duy nhất Trung tâm Lao động ngoài nước được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ được phép làm chương trình vì thế có thể đảm bảo uy tín.
Chương trình EPS có tỉ lệ chọi rất cao có thể lên đến 1/20 trong khi chỉ tiêu mỗi năm của Hàn Quốc cho lao động Việt Nam khoảng 3.000 người. Do đó thời gian chờ đợi khá lâu trên 1 năm, thậm có lao động thời hạn tối đa 2 năm (theo hiệu lực của hồ sơ đã đạt kỳ thi) vẫn chưa sang Hàn làm việc.
Ông Nguyễn Thành Đông, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thành Phát (TP. Buôn Ma Thuột), đơn vị hợp tác với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc còn có chương trình Visa E7 (Visa kỹ thuật), nhưng yêu cầu khá cao, người lao động phải có bằng cao đẳng, đại học. Đây là cái khó đối với lao động muốn xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, nhất là đối với lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Ngoài hai kênh trên, người lao động có thêm một kênh sang Hàn Quốc theo con đường vừa học vừa làm. Cứ 3 tháng có 1 kỳ bay. Sang Hàn Quốc, mỗi tuần các em đến trường học 3 buổi, thời gian còn lại đi làm, với mức thu nhập khá cao. Những học viên chưa biết tiếng Hàn, sang Hàn Quốc sẽ học tiếng trước, sau đó mới học chuyên ngành. Khi tốt nghiệp trường nghề, học viên có thể chuyển visa E7 – có quyền định cư bên nước bạn. Còn đối với các du học sinh biết tiếng Hàn thì càng có nhiều cơ hội học tập, làm việc.
Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa thông báo mức thu phí dự thi tiếng Hàn năm 2022 dành cho lao động có nguyện vọng sang Hàn Quốc làm việc.
Lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS chỉ phải nộp phí 581.000 đồng/người
Theo kế hoạch được thống nhất giữa Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Việc làm - lao động Hàn Quốc, kỳ thi tiếng Hàn năm 2022 cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (EPS) trong ngành sản xuất chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp sẽ được tổ chức vào ngày 14.11.
Theo đó, các địa phương sẽ tiếp nhận đơn đăng ký dự thi tiếng Hàn tại các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐ-TB-XH từ ngày 17 - 21.10.
Mức thu phí áp dụng cho người lao động dự thi tiếng Hàn là 581.000/người.
Tổng chỉ tiêu tuyển dụng đợt này là 2.770 người, gồm: ngành sản xuất chế tạo 1.500 người và ngành nông nghiệp 855 người và ngành ngư nghiệp 422 người.
Các ngành nghề tuyển chọn gồm: lắp ráp, đo lường, gia công; chăn nuôi, trồng trọt; nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Người lao động tham dự kỳ thi sẽ trải qua 2 vòng là thi tiếng Hàn trên máy tính theo hình thức trắc nghiệm và thi tay nghề.
Để tham gia chương trình, người lao động phải có các điều kiện như: tuổi từ 18 - 39; không có án tích theo quy định của pháp luật; chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc; không bị cấm xuất cảnh Việt Nam; không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm.
Thí sinh có hành vi gian lận, không trung thực trong kỳ thi sẽ bị cấm tham gia Chương trình EPS trong vòng 4 năm. Ngoài ra, sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, nếu người lao động có kết quả xét nghiệm dương tính với chất gây nghiện sẽ phải về nước.
Bộ LĐ-TB-XH cho biết, hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp…
Người lao động có mức thu nhập bình quân từ 1.500 - 2.000 USD/tháng (tương đương 35 - 47 triệu đồng/tháng) và được hưởng quyền lợi, các chế độ bảo hiểm theo quy định dành cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và theo hiệp định song phương giữa hai nước về bảo hiểm xã hội được ký vào tháng 12.2021.
Với lao động cư trú và làm việc dài hạn (trên 5 năm) có mức lương từ 2.000 - 2.500 USD/tháng (tương đương 47 - 60 triệu đồng/tháng).
Theo Luật Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc được Quốc hội Hàn Quốc thông qua ngày16/8/2003. Trong đó có quy định Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là Chương trình EPS), có hiệu lực từ ngày 16/8/2004.
Theo quy định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số lượng nhất định; việc giới thiệu, quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến người lao động nước ngoài do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc thực hiện. Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ với các nước để phái cử và tiếp nhận lao động đến Hàn Quốc làm việc.
Các bước để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc theo Chương trình
Theo thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước có thông báo về quy trình thực hiện Chương trình EPS để người lao động Việt Nam có thể sang Hàn Quốc làm việc đối với người lao động lần đầu đăng ký dự tuyển như sau:
Người lao động phải tự học tiếng Hàn để có thể tham dự kỳ thi tiếng Hàn EPS-KLT.
Bước 2. Tham dự kỳ thi tiếng Hàn
EPS-KLT là kỳ thi tiếng Hàn dành cho chương trình EPS, do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.
Kế hoạch thi sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người lao động trực tiếp đăng ký tại các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có hộ khẩu thường trú và dự thi tại địa điểm do Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo
Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
Những người lao động đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn sẽ được thông báo để làm thủ tục đăng ký dự tuyển (mua hồ sơ, kê khai và nộp) thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã đăng ký dự thi tiếng Hàn. Hồ sơ dự tuyển được chuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra, xử lý, những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được gửi sang Hàn Quốc.
Bước 4: Doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng lao động
Những người lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn để ký hợp đồng lao động sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo, bằng các phương thức như sau:
- Gửi công văn thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn.
- Gửi thư trực tiếp qua đường bưu điện tới người lao động.
- Đăng tải danh sách những người lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Bước 5: Nộp tiền, ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với Trung tâm Lao động ngoài nước
Khi nhận thông báo của Trung tâm về việc được lựa chọn để ký hợp đồng lao động, người lao động nộp khoản tiền Việt Nam đương với 630 đô la Mỹ (theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Số tiền này để chi trả lệ phí xin cấp visa, tiền mua vé máy bay lượt đi sang Hàn Quốc, chi phí tuyển chọn, xử lý hồ sơ và chi phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng này.
Bước 6: Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội
Người lao động thực hiện ký quỹ tại phòng giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nơi người lao động cư trú hợp pháp với số tiền là 100 triệu đồng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 12/11/2013 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Chỉ những người lao động đã thực hiện ký quỹ mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Lưu ý: Để doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động không mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể dẫn đến việc hủy hợp đồng lao động thì người lao động nên thực hiện ký quỹ trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được Hợp đồng ký giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và người lao động. Ngay sau khi hoàn thành việc ký quỹ người lao động phải fax Giấy xác nhận ký quỹ cho Trung tâm Lao động ngoài nước theo số máy 04.37737384 và thông báo bằng điện thoại theo số máy 04.37379058.
Bước 7: Tham dự khóa Bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc
- Người lao động tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức. Chỉ những người lao động đạt yêu cầu qua đợt kiểm tra cuối khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết và được cấp chứng chỉ mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ gửi công văn thông báo xuất cảnh cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và trực tiếp qua đường bưu điện cho người lao động. Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ trực tiếp hướng dẫn các thủ tục, tổ chức đưa người lao động ra sân bay Nội Bài và đón người lao động tại sân bay Incheon, Hàn Quốc.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, những người lao động đủ điều kiện sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước xin cấp visa nhập cảnh Hàn Quốc tại Đại sức quán Hàn Quốc tại Việt Nam và phối hợp với phía Hàn Quốc bố trí xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc.
Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo lịch xuất cảnh thông qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
Trong ngày tập trung xuất cảnh người lao động phải kiểm tra lại sức khỏe, bao gồm các nội dung: xét nghiệm máu, chụp XQ phổi, khám thai nếu là lao động nữ (nếu đủ điều kiện mới được xuất cảnh), đồng thời ngươi lao động phải mang theo Giấy xác nhận ký quỹ bản chính để nộp cho Trung tâm Lao động ngoài nước.
Bước 8: Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc và về nước đúng hạn khi hết thời hạn hợp đồng lao động
Người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo thời gian trong hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động. Trước khi hết hạn hợp đồng lao động, người lao động phải thông báo kế hoạch về nước của mình với Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS tại Hàn Quốc để Trung tâm Lao động ngoài nước có căn cứ Thanh lý hợp đồng và làm các thủ tục tất toán tài khoản ký quỹ cho người lao động.
Bước 9: Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, tất toán tài khoản ký quỹ.
- Nếu người lao động về nước đúng thời hạn, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS mà người lao động đã ký với Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ tự động thanh lý. Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động về nước, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo bằng văn bản cho Hội sở chính Ngân hàng Chính sách xã hội để có cơ sở hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ cho người lao động.
- Nếu người lao động bỏ trốn trước khi về nơi làm việc theo Hợp đồng lao động (bỏ trốn tại sân bay sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, bỏ trốn tại Cơ sở đào tạo của Hàn Quốc...) hoặc không về nước sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ của người lao động (bao gồm cả gốc và lãi) được chuyển vào Quỹ giải quyết việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động cư trú hợp pháp trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc.
- Đối với các trường hợp phát sinh khác số tiền ký quỹ của người lao động sẽ xử lý theo các điều khoản được quy định trong hợp đồng giữa Trung tâm Lao động ngoài nước và người lao động.
Như vậy, đối với người lao đồng đăng ký dự tuyển lần đầu tiên để được sang Hàn Quốc làm việc cần thực hiện các bước sau:
Bước 2. Tham dự kỳ thi tiếng Hàn
Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển
Bước 4: Doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng lao động
Bước 5: Nộp tiền, ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với Trung tâm Lao động ngoài nước
Bước 6: Ký quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội
Bước 7: Tham dự khóa Bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc
Bước 8: Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc và về nước đúng hạn khi hết thời hạn hợp đồng lao động
Bước 9: Thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, tất toán tài khoản ký quỹ.
Người đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc có các quyền sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
Như vậy, người lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc sẽ được hưởng các quyền lợi nêu trên.