Đường Cát Nhập Lậu

Đường Cát Nhập Lậu

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty MTV Xuất nhập khẩu Nhật Minh 68 về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty MTV Xuất nhập khẩu Nhật Minh 68 về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Hàng nhập lậu có giống hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc không?

Một vài tiêu chí phân biệt hàng nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc cụ thể như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc

- Hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa thì được gọi là hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc

- Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật để xác định hàng hóa có xuất xứ rõ ràng không.

Dựa vào những quy định trên có thể thấy rằng hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chưa chắc đã là hàng nhập lậu bởi hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc có thể là những mặt hàng được sản xuất trong nước.

Hàng nhập lậu là những mặt hàng nhập khẩu vào thị trường trong nước trái pháp luật.

Mỏ cát đi qua xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới vừa được UBND tỉnh An Giang điều chỉnh trữ lượng khai thác từ 740.000m3 tăng lên 1.110.000m3 trong 6 tháng để cung ứng cho công trình trọng điểm quốc gia.

Hiện tại, nguồn cát phục vụ san lấp chủ yếu do các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang cung cấp. Các dự án cao tốc tại ĐBSCL sẽ được khởi công xây dựng vào thời điểm giữa năm 2023. Chính quyền các địa phương đang phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị nguồn cát san lấp nhưng xem ra giải bài toàn này không hề đơn giản.

Ông Huỳnh Văn Nguyên - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho biết, xu hướng sản lượng khai thác trong các năm tới sẽ giảm do nhiều mỏ cát ở Đồng Tháp đã gần hết trữ lượng. Phù sa, trầm tích cát sông bồi đắp hàng năm giảm đi rất nhiều nên khả năng cân đối để có thể cung ứng cát cho các công trình bên ngoài địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới là khó khăn.

Ông Nguyễn Việt Trí - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cũng khẳng định: An Giang có khoảng 7 mỏ, 4 địa điểm chỉnh trị đang khai thác và 2 mỏ chuẩn bị đi vào khai thác nhưng chỉ có quy mô từ vài trăm ngàn tới hơn 1 triệu m3.

Riêng trong năm 2022, An Giang phải cung cấp khối lượng hơn 6,2 triệu m3 cát cho các dự án xây dựng. Dự tính An Giang chỉ có khả năng cung cấp hơn 6,3 triệu m3 cát san lắp cho cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng đi qua địa phận của tỉnh. Còn khả năng cung ứng cho các dự án cao tốc ngoài tỉnh là rất hạn chế.

Do nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình, tạo lập các đô thị đang cần một lượng cát khổng lồ, nhưng ĐBSCL đã bị khai thác quá mức dẫn đến trữ lượng cát không còn nhiều. Thế nên, cát sỏi dần trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm và việc các doanh nghiệp nhập cát từ Campuchia về cũng là một cách giải quyết tình thế cấp bách của thị trường. Tuy nhiên việc mua bán này cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng để tránh  những hệ lụy có thể xảy ra.

Hiện nay, pháp luật không có quy định định nghĩa rõ ràng thế nào là hàng nhập lậu. Thông thường, mọi người vẫn thường hiểu rằng hàng nhập là là hàng hóa nhập khẩu thuộc trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật cũng được xem là hàng nhập lậu.

Một trong số những đặc điểm được xem là hàng nhập lậu cụ thể như sau:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

Thế nào là hàng nhập lậu? Hàng nhập lậu có phải hàng xuất xứ không rõ nguồn gốc không? Nhập lậu hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?

Các sà lan neo đậu trên sông Tiền ( đoạn gần cửa khẩu Vĩnh Xương, Thị xã Tân Châu, An Giang) để chờ mua cát từ Campuchia.

Theo nhiều doanh nghiệp khai thác và mua bán cát cho biết, cát nhập khẩu từ Campuchia về chủ yếu là cát vàng, đây là loại cát tốt nhất chuyên dùng cho xây dựng và đang bị thiếu trầm trọng tại thị trường ĐBSCL.

Cát vàng có nhiều loại nên có nhiều mức giá khác nhau. Giá dao động khoảng 170.000 đồng/m3 đối với cát loại 1,4mm, còn cát loại 2,2 - 2,5mm có giá 270.000 - 280.000 đồng/m3. Năm 2010, Campuchia đã cấm xuất khẩu cát sau khi xảy ra sạt lở.

Đến năm 2022, quốc gia này mở cửa trở lại nên nhiều doanh nghiệp sang Campuchia tham gia khai thác cát. Cộng với sự khan hiếm của dòng cát vàng tại ĐBSCL đã khiến nhiều doanh nghiệp đứng ngồi không yên, đến An Giang “nằm vùng” chờ “gom hàng”.

Ông Bùi Thái Hoàng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết thêm: "Ở cửa khẩu Vĩnh Xương thì tổng kim ngạch xuất khẩu là chính. Nhưng trong năm 2022 thì lượng nhập nhiều hơn xuất, chủ yếu là nhập cát. Thế nên, năm nay giá trị nhập khẩu đã gần cao hơn giá trị xuất khẩu."

Nhập lậu hàng hóa sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hàng nhập lậu cụ thể như sau:

(1) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

(2) Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Lưu ý: Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Theo đó, khi thực hiện hành vi nhập hàng lậu có thể bị xử phạt lên tới 100.000.000 đồng.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!