Giá Thép Trung Quốc

Giá Thép Trung Quốc

Giá nội địa của thép thanh vằn loại HRB400 (D18-25 mm), một phong vũ biểu đo lường tâm lý thị trường thép Trung Quốc, hiện đã tăng 124 nhân dân tệ/tấn (17-18 USD/tấn) so với ngày 23 tháng 10 - là thời điểm trước khi Trung Quốc thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD) trong đó chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng, với khoảng 500 tỷ nhân dân tệ dự kiến sẽ được sử dụng vào cuối năm 2023.

Giá nội địa của thép thanh vằn loại HRB400 (D18-25 mm), một phong vũ biểu đo lường tâm lý thị trường thép Trung Quốc, hiện đã tăng 124 nhân dân tệ/tấn (17-18 USD/tấn) so với ngày 23 tháng 10 - là thời điểm trước khi Trung Quốc thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD) trong đó chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng, với khoảng 500 tỷ nhân dân tệ dự kiến sẽ được sử dụng vào cuối năm 2023.

Xuất nhập khẩu thép của Trung Quốc năm 2021

Nhập khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc giảm đáng kể, ở mức 32% xuống còn 12,5 triệu tấn trong năm 2021. 75% tổng lượng thép bán thành phẩm nhập khẩu là phôi và khối lượng giảm vừa phải, ở mức 4% so với cùng kỳ xuống còn 9,4 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn chính phôi thép nhập khẩu vào Trung Quốc là từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Oman và Iran, theo đó lượng nhập khẩu của mỗi nước vượt một triệu tấn. Nga không phải là nguồn nhập khẩu phôi đối với Trung Quốc trước năm 2019. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi từ Nga trong những năm Covid 19 và khối lượng đáng kể là 1,5 triệu tấn năm 2020 và giảm xuống còn nửa triệu tấn trong năm 2021. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi từ Ukraine trong năm 2020, ở mức nửa triệu tấn. Tuy nhiên, khối lượng đã giảm một nửa trong năm 2021.

Mặt khác, nhập khẩu phôi tấm giảm đáng kể, từ 7,3 triệu tấn năm 2020 xuống còn 2,4 triệu tấn năm 2021. Các nguồn phôi tấm chính là Indonesia, Việt Nam và Nga. Nhập khẩu từ Indonesia được cho là từ PT Dexin Steel. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi tấm từ Nga trong năm 2019, ở mức 132.184 tấn. Khối lượng nhập khẩu tăng vọt lên 1,7 triệu tấn vào năm 2020 và giảm xuống 248.907 tấn năm 2021.

Nhập khẩu thép hình và thép cuộn vào Trung Quốc giảm lần lượt 2% và 10%. Trong khi đó, nhập khẩu thép thanh tăng đáng kể, 26% so với cùng kỳ lên 3,6 triệu tấn. Nhật Bản là nguồn chính đối với nhập khẩu thép hình của Trung Quốc. Đối với thép cuộn và thép thanh, Malaysia là nguồn nhập khẩu lớn nhất. Đây có thể là nguồn cung từ đầu tư thép của Trung Quốc vào Malaysia.

Nhập khẩu sản phẩm thép dẹt của Trung Quốc giảm đáng kể trong hầu hết các sản phẩm. Nhập khẩu thép tấm (HRP) giảm 36% so với cùng kỳ xuống còn 1,6 triệu tấn. Nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 65% so với cùng kỳ xuống 2,6 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn nhập khẩu HRP và HRC chính là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) giảm 11% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3,3 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Đài Loan.

Nhập khẩu tôn mạ kẽm, tấm tráng thiếc và không chứa thiếc của Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương lần lượt là 19% và 21%. Tuy nhiên, nhập khẩu tôn mạ kẽm nhúng nóng, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và các loại tôn mạ khác lại giảm ở mức vừa phải. Nhập khẩu cả ống không hàn và ống hàn lần lượt giảm 14% và 2%.

Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc ở mức thấp là 35.994 tấn trong năm 2021. Xuất khẩu thép hình giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,7 triệu tấn. 60% xuất khẩu thép hình là thép hình hợp kim. Phần lớn xuất khẩu được gửi đến Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia và Myanmar.

Xuất khẩu thép thanh tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước lên 4,8 triệu tấn trong năm 2021. 70% lượng xuất khẩu là thép thanh hợp kim. Một phần tư số thép thanh xuất khẩu là đến Hàn Quốc. Xuất khẩu thép cuộn của Trung Quốc tăng 11% so với cùng kỳ năm trước lên 3,3 triệu tấn và 80% trong số đó là thép cuộn hợp kim. Các thị trường xuất khẩu thép cuộn chính là Hàn Quốc và các nước ASEAN.

Xuất khẩu thép tấm từ Trung Quốc giảm nhẹ, ở mức 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép tấm cácbon tăng từ 149.247 tấn lên 1,3 triệu tấn trong khi xuất khẩu tấm hợp kim giảm từ 3 triệu tấn xuống 1,8 triệu tấn. Người ta cho rằng đây là sự điều chỉnh của báo cáo xuất khẩu. Các điểm đến chính là Việt Nam và Hàn Quốc.

Mặt khác, xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần gấp đôi về lượng lên 10,8 triệu tấn trong năm 2021. Trung Quốc xuất khẩu HRC sang nhiều nước khác nhau, chủ yếu là Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan và Ả Rập Xê Út.

Trung Quốc xuất khẩu thép cuộn cán nguội sang nhiều nước và khối lượng tăng gần gấp đôi lên 8,8 triệu tấn trong năm 2021. Các thị trường chính là Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Brazil và Ấn Độ.

Đối với tấm mạ phủ, nhiều mặt hàng xuất khẩu tấm phủ, bao gồm tấm mạ kẽm, tấm tráng thiếc và không chứa thiếc và các tấm mạ khác tăng đáng kể, ở mức 20-66% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, xuất khẩu tôn mạ màu giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Các điểm đến chính là Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Brazil, Indonesia và Việt Nam.

Xuất khẩu cả ống không hàn và ống hàn của Trung Quốc đều tăng vừa phải, ở mức 4-5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc xuất khẩu ống thép đi nhiều nước, chủ yếu là các nước ASEAN, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.

Chuyên Kinh Doanh Sắt thép Xây Dựng Từ Ø6- Ø32

Để có Gía sỉ hãy LIÊN HỆ: 0966040119 (mr.tuấn)

Để được tư vấn miến phí hãy gọi : 0966040119

Giá trên Đã Vân Chuyển Tới Công Trình

Trung Quốc đạt mức xuất khẩu thép kỷ lục 112,4 triệu tấn vào năm 2015.

Năm 2025, Trung Quốc có khả năng xuất khẩu khoảng 90 - 100 triệu tấn

Những chuyên gia trong ngành thép và các nhà phân tích cho biết, thép Trung Quốc đã xuất khẩu với khối lượng cao gần một thập kỷ qua và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đe dọa làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại toàn cầu hiện đang ngày càng gia tăng.

Trong nội địa Trung Quốc, do nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn bị kìm hãm do lĩnh vực bất động sản suy yếu nên năm nay, nhà sản xuất hợp kim lớn nhất thế giới này đang trên đà tăng trưởng xuất khẩu rất mạnh với hơn 100 triệu tấn - mức cao nhất kể từ năm 2016.

Mặc dù sản lượng của Trung Quốc giảm 3,6% trong 3 quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lượng hàng xuất khẩu vẫn ồ ạt. Điều này cho thấy nhu cầu trong nước yếu.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc vừa cho biết, trong III quý đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 21,2% lên 80,71 triệu tấn.

Theo dự báo của năm nhà phân tích, đến năm 2025, Trung Quốc có khả năng xuất khẩu khoảng 90 - 100 triệu tấn. Do nhu cầu toàn cầu tăng cao trong bối cảnh chu kỳ tiền tệ nới lỏng và giá thép Trung Quốc cạnh tranh.

Theo thống kê, nhà sản xuất thép niêm yết lớn nhất của Trung Quốc Baoshan Iron & Steel Co - một đơn vị của nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới China Baowu Steel Group đã xuất khẩu kỷ lục 5,84 triệu tấn sản phẩm thép vào năm 2023, tăng 46,6% hàng năm và vào cuối tháng 8 cho biết họ đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 6 triệu tấn trong năm nay và hơn 10 triệu tấn mỗi năm vào năm 2028.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng vọt đã gây ra khiếu nại từ nhiều quốc gia. Một số quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia, đã áp dụng thuế chống bán phá giá, với lý do rằng dòng thép giá rẻ của Trung Quốc tràn vào gây tổn hại đến các nhà sản xuất trong nước.

Năm nay đã có khoảng 28 vụ kiện phòng vệ thương mại được đưa ra đối với các sản phẩm thép của Trung Quốc

Dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Biện pháp Khắc phục Thương mại Trung Quốc cho thấy, năm nay đã có khoảng 28 vụ kiện phòng vệ thương mại được đưa ra đối với các sản phẩm thép của Trung Quốc, con số tăng mạnh so với chỉ 8 vụ trong 3 năm trước.

Zhang của Wood Mackenzie cho biết: "Xu hướng kiện phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu thép Trung quốc sẽ tiếp tục gia tăng vào năm 2025".

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ phục hồi 1,2% lên 1,77 tỷ tấn vào năm 2025 sau ba năm suy giảm.

Các nhà phân tích cho biết Hiệp hội Thép Thế giới cho biết, nhu cầu thép của Trung Quốc giảm 3% trong năm nay và dự báo sẽ giảm 1% vào năm 2025.

Trong khi các nhà sản xuất thép và nhóm thương mại Trung Quốc cảnh báo rằng căng thẳng thương mại sẽ cản trở xuất khẩu vào năm 2025 thì các nhà phân tích và thương nhân cho biết họ kỳ vọng giá xuất khẩu của Trung Quốc vẫn sẽ cạnh tranh.

Theo dự báo, các điểm đến chính của thép Trung Quốc thời gian tới là Đông Nam Á, Trung Đông và Nam Mỹ.

Năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu 85 tỷ USD thép, trong đó chưa đến 1% được chuyển sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào tháng 4/2024, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi tăng mạnh thuế quan đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc và chính quyền của ông cho biết cũng cần phải có hành động để bảo vệ ngành công nghiệp xe điện và năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ.

Thị trường thép toàn cầu lo ngại

Do rào cản thương mại tại một số quốc gia, thép Trung Quốc thường được xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc được xử lý theo hướng khác để tránh các biện pháp chống bán phá giá. Điều này làm dấy lên mối lo ngại tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm ngoái, toàn thế giới có 5 cuộc điều tra chống bán phá giá, trong đó có 3 cuộc nhằm vào hàng Trung Quốc. Trong 7 tháng đầu năm nay, con số này đã tăng lên 14 cuộc điều tra, trong đó có 10 cuộc nhằm vào hàng Trung Quốc. Dù vậy, số lượng các cuộc điều tra vẫn ít hơn so với 39 cuộc mỗi năm vào năm 2015 và 2016.

Ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life nhận định: "Trung Quốc đang đang dịch chuyển các cơ sở sản xuất xe điện và một số sản phẩm khác ra nước ngoài, theo đó xuất khẩu thép và các linh kiện sang các quốc gia này của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng.

Hơn thế nữa, Trung Quốc đang triển khai chiến lược thúc đẩy "các động lực sản xuất chất lượng mới" nhằm tăng đầu tư vào sản xuất chất lượng cao như xe điện và chế tuệ nhân tạo. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất thép nước này đang nhanh chóng tăng công suất thép tấm mạ điện dùng trong động cơ xe điện. Nếu tình trạng dư thừa công suất trong nước trở nên nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ ghìm giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các công ty thép tại các nước phát triển là xuất khẩu thép tấm chất lượng cao của Trung Quốc đang tăng mạnh.

Được biết, tồn kho thép của các nhà sản xuất Trung Quốc hiện khoảng 4 triệu tấn so với cùng thời điểm năm 2020 do nhu cầu tiêu thụ yếu trong nước khi nền kinh tế sụt tốc tăng trưởng và khủng hoảng bất động sản kéo dài.

Trong khi xuất khẩu thép thanh dùng trong xây dựng của Trung Quốc đã giảm xuống còn dưới 6 triệu tấn vào năm 2023 từ mức trên 30 triệu tấn năm 2015, xuất khẩu thép tấm cán nóng dùng trong sản xuất của nước này đã tăng hơn 40% lên 20 triệu tấn vào năm ngoái và đạt gần 12 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm 2024./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!