Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với tên gọi UEF (University of Economics and Finace) đang dần trở thành ngôi trường nhận được nhiều sự chú ý nhờ chất lượng đào tạo và giảng dạy.
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính thành phố Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với tên gọi UEF (University of Economics and Finace) đang dần trở thành ngôi trường nhận được nhiều sự chú ý nhờ chất lượng đào tạo và giảng dạy.
Trường thông báo về thời gian đóng học phí vào đầu mỗi học kỳ thông qua Thư điện tử đến Tài khoản cá nhân từng sinh viên, Thư giấy đến Quý phụ huynh. Riêng sinh viên năm thứ nhất sẽ đóng học phí ngay khi làm thủ tục nhập học.
+ Phòng Tài chính UEF chỉ thu học phí qua hình thức chuyển khoản ngân hàng
+ Sinh viên và phụ huynh có thể chuyển tiền vào tài khoản của Trường tại bất kỳ ngân hàng nào trên cả nước theo chi tiết sau:
Đơn vị nhận: Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.
1700201177657 – Ngân hàng Agribank – Chi nhánh TP.HCM.
060012347979 – Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh trung tâm.
0071009996666 – Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh TP.HCM.
14410001016868 – Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thống Nhất Thành phố HCM.
+ Nội dung: Họ tên sinh viên_Mã số sinh viên.
Thông tin học phí Đại học Kinh tế TPHCM mới nhất:
- Chương trình Đại trà có mức học phí bình quân là 20.500.000 đồng/năm.
- Chương trình Cử nhân chất lượng cao bình quân từ 32 - 40.000.000 đồng/năm.
- Chương trình Cử nhân tài năng bình quân khoảng 50.000.000 VNĐ/ năm.
Tham khảo mức học phí đối với sinh viên hệ đại học chính quy ở năm gần nhất:
- Chương trình đào tạo đại trà:
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật dành khoảng 30- 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 cho 15 ngành.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tổ hợp 3 môn xét tuyển A00, A01, D01, D07 đối với học sinh THPT thuộc khu vực 3 (không nhân hệ số) là 21 điểm.
Trường đã nhận được 26.395 nguyện vọng đăng ký trên cổng xét tuyển của Bộ GD&ĐT, tăng 7.104 nguyện vọng so với năm 2023.
Để trúng tuyển vào UEL, thí sinh phải có điểm trung bình 3 môn tối thiểu từ loại giỏi (8,13 điểm/môn) trở lên.
Cụ thể, điểm chuẩn trúng tuyển thấp nhất là 24,39 điểm đối với ngành Quản lý công. Ngành Thương mại điện tử có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất: 27,34 điểm.
Các ngành khác của trường có điểm chuẩn trên 27 là: Hệ thống thông tin quản lý (chương trình Co-operative Education, bắt đầu tuyển sinh năm 2024): 27,25 điểm, Digital Marketing: 27,10 điểm.
Điểm chuẩn năm 2024 tăng trung bình 0,39 so với năm 2023, cụ thể trong đó có 22 ngành/chương trình có điểm trúng tuyển tăng so với năm 2023.
Đối với những ngành/chương trình mới tuyển sinh năm 2024 như: Phân tích dữ liệu; chương trình đào tạo theo phương thức dạy và học hợp tác với doanh nghiệp (chương trình Co-operative Education) ở 2 ngành: Công nghệ tài chính và Hệ thống thông tin quản lý đều có điểm trúng tuyển trên 26 điểm.
Điểm trúng tuyển trung bình tính theo các lĩnh vực đào tạo của trường: Kinh tế (25,89 điểm), Kinh doanh (26,04 điểm), Luật (25,32 điểm).
Thí sinh Đồng Xuân Hoàng, trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Bình Dương) trúng tuyển vào ngành Công nghệ tài chính, là thủ khoa phương thức 3 với 28,90 điểm tổ hợp A00 (chưa tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng).
Ngày 21/8 và 23/8, UEL sẽ tổ chức tư vấn trực tuyến để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc nhập học cho thí sinh. Thông tin chi tiết xem trên website của trường.
(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 4/10, thông tin từ Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1146/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế TPHCM thành Đại học Kinh tế TPHCM. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Kinh tế TPHCM là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo; thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở của Trường Đại học Kinh tế TPHCM theo quy định.
Đại diện Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) cho biết, với việc chuyển Trường Đại học Kinh tế TPHCM thành Đại học Kinh tế TPHCM, UEH đã chính thức trở thành 1 trong 7 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hoạt động theo mô hình “Đại học đa ngành, đa lĩnh vực”. Sự kiện UEH chuyển đổi mô hình thành Đại học đa ngành, đa lĩnh vực là một cột mốc đáng ghi nhận trên hành trình gần 50 năm phát triển, thể hiện sự phát triển toàn diện của UEH trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế. Bước tiến này giúp UEH một lần nữa đến gần hơn với đích đến vào năm 2030, trở thành Đại học đa ngành có danh tiếng học thuật và bền vững trong khu vực Châu Á.
Để chính thức trở thành Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, UEH đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài, bài bản. Trong đó, từ năm 2021, UEH đã xác định chiến lược phát triển trở thành Đại học đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long. Quy mô đào tạo của toàn trường hiện tại là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ đại học; 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ.
Đơn vị đạt tiêu chuẩn châu Âu FIBAA về chất lượng đào tạo cấp cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam cùng với 17 chương trình đào tạo đạt hai tiêu chuẩn quốc tế là FIBAA và AUN-QA (của Mạng lưới các trường đại học ASEAN). Năng lực đào tạo, nghiên cứu, đóng góp cộng đồng của UEH đã được trong nước và quốc tế công nhận. Trong đó nằm trong top 401+ các Đại học tốt nhất châu Á (bảng xếp hạng QS Asia 2023), Top 301 - 400 Đại học đóng góp cho 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (theo bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2023).