Lệ Phí Đăng Ký Tạm Trú Tại Hà Nội

Lệ Phí Đăng Ký Tạm Trú Tại Hà Nội

Hình thức tra cứu, nhận kết quả phụ thuộc vào lựa chọn ở mục  Thông tin nhận kết quả giải quyết:

Hình thức tra cứu, nhận kết quả phụ thuộc vào lựa chọn ở mục  Thông tin nhận kết quả giải quyết:

Bạn đọc hỏi về đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội

Tôi vừa chuyển ra Hà Nội làm việc và có ý định sinh sống lâu dài ở đây.

Tôi muốn hỏi đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội cần những giấy tờ gì?

Bạn đọc Mai An (Thanh Xuân, TP Hà Nội).

Liên quan đến vấn đề này, theo luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội, Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 quy định về hồ sơ đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội.

KT3 là một loại sổ tạm trú dài hạn của cá nhân ở một tỉnh thành hoặc thành phố trực thuộc Trung ương mà nơi đó không phải là địa chỉ thường trú của cá nhân đó.

Sổ tạm trú KT3 thường được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình để xác nhận nơi cư trú tạm thời của cá nhân hay gia đình công nhân đó. Bên cạnh đó sổ KT3 còn có tác dụng giúp cho cơ quan chức năng kiểm soát được tình trạng cư trú của dân cư khu vực đó.

Hiện nay nhiều người cứ lầm tưởng rằng sổ tạm trú KT3 có giá trị vô thời hạn tuy nhiên bạn nên lưu ý là KT3 chỉ có thời hạn tối đa trong 24 tháng kể từ ngày được cấp. Sau 24 tháng thì tùy vào nhu cầu ở của công dân mà chúng ta có thể xin gia hạn thời gian tạm trú hoặc xin cấp lại sổ để tiếp tục cư trú tại địa phương đó.

Những công dân có sổ đăng ký tạm trú KT3 tại tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương thì công dân đó hoàn toàn được hưởng những quyền lợi và lợi ích như một công dân thường trú bình thường tại địa phương đó.

Đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội cần giấy tờ gì?

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);

Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Theo luật sư, Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 quy định về hồ sơ đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội.

Đối với việc đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân, hồ sơ gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);

Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký tạm trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).

Đối với việc đăng ký tạm trú theo danh sách, hồ sơ gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (của từng người) (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);

Văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp kèm danh sách người tạm trú.

Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.

Thời gian thực hiện là 3 ngày kể từ ngày đủ hồ sơ hợp lệ, nộp tại công an xã phường.

Tôi có sổ hộ khẩu thường trú tại tổ dân phố Hạnh, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tôi muốn làm đăng ký KT3 cho 3 người em hiện là sinh viên. Khi nộp hồ sơ lên phường đồng chí cán bộ phụ trách trả lời tôi là sinh viên không được làm KT3. Bộ Công an cho tôi hỏi đồng chí cán bộ này trả lời tôi như vậy có đúng không?

Theo Luật Cư trú hiện nay không còn khái niệm KT3 mà thay vào đó là các thủ tục đăng ký tạm trú và thông báo lưu trú. Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT/BCA ngày 09/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú quy định: “Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú; thời gian tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.” Do đó, trường hợp 3 người em của bạn Hòa hiện là sinh viên được đăng ký tạm trú nếu có nhu cầu và thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Cư trú, các văn bản hướng dẫn thi hành./.

Đăng ký tạm trú có thời hạn bao lâu? Đăng ký dài hạn được không?

Khoản 2 Điều 27 Luật Cư trú quy định, thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Hướng dẫn các bước thực hiện

Bước 1: Truy cập Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/

Đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia sau đó chọn mục Tạm trú để thực hiện thủ tục.

Bước 2: Khai báo thông tin trên trang Khai báo tạm trú theo hướng dẫn

Các thông tin có dấu (*) bắt buộc phải nhập, không được bỏ qua.

Sau khi điền đầy đủ thông tin và tải lên giấy tờ, tài liệu đính kèm thì gửi hồ sơ để hoàn thành.

Xem hướng dẫn chi tiết: Thủ tục đăng ký tạm trú online

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết

Sau khi gửi hồ sơ đi, người dân cũng cần đợi giải quyết thủ tục trong 03 ngày làm việc.

Nếu được yêu cầu đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, người dân cần chấp hành để được đăng ký tạm trú.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp

Hồ sơ đăng ký tạm trú quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú bao gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Đối với người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Cụ thể, Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP đã chỉ ra một số tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp như:

Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà/tài sản gắn liền với đất;

Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở;

Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ;

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở...

Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã nơi dự kiến tạm trú.

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú, thời hạn tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.

Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó có nêu rõ lý do.

(Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú)

Ai phải làm thủ tục đăng ký tạm trú?

Người phải làm thủ tục đăng ký tạm trú được quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú:

Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

Theo quy định trên, công dân Việt Nam khi chuyển đến địa phương khác nơi thường trú sinh sống từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.