Nghệ Thuật Bùng Nổ

Nghệ Thuật Bùng Nổ

Khách thưởng lãm tranh Mai Trung Thứ tại triển lãm "Hồn xưa bến lạ" - sự kiện được xem là cú “đánh tiếng” để đo lường sơ bộ mức quan tâm của thị trường nghệ thuật tại Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN THANH HẢI

Khách thưởng lãm tranh Mai Trung Thứ tại triển lãm "Hồn xưa bến lạ" - sự kiện được xem là cú “đánh tiếng” để đo lường sơ bộ mức quan tâm của thị trường nghệ thuật tại Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN THANH HẢI

Truyện tranh Việt chưa đáp ứng được

Tại Việt Nam, Bad Luck và Kiếp văn phòng - hai bộ truyện tranh đăng tải trên các nền tảng trực tuyến (và nay là của POPS) - được chuyển thể thành web drama.

Ở lĩnh vực điện ảnh hay truyền hình, chưa có phim nào chuyển thể từ webtoon khi chính webtoon Việt còn chưa định hình, phát triển. Riêng phim chuyển thể từ truyện tranh truyền thống, cũng chỉ có thể nhắc đến bộ phim Trạng Tí dựa trên bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt.

Tác giả Nguyễn Huỳnh Bảo Châu - giám đốc nghệ thuật Comic Studios, POPS Worldwide, cho rằng những khó khăn của việc phát triển truyện tranh trên mạng đến từ hai phía họa sĩ và người dùng.

Hiện nay phần lớn họa sĩ ở Việt Nam vẫn còn đang tập làm quen với webtoon. Còn người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen trả phí để mua truyện nên các truyện thường xuyên bị đưa lậu lên mạng, ảnh hưởng đến doanh thu của nhà phát hành.

Họa sĩ Lê Thắng - viện trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam, cho biết: "Truyện tranh, webtoon của Hàn Quốc không chỉ phát triển thêm ở mảng phim truyện, mà còn vươn ra cả hoạt hình, sản xuất đồ chơi...

Việc phát triển này, theo tôi, là dự báo từ trước. Những họa sĩ Hàn Quốc tôi từng làm việc kể rằng họ đã đầu tư kinh phí để sản xuất truyện tranh, webtoon với số lượng rất nhiều.

Trong số đó chỉ một phần thành công, được khán giả đón nhận và được chuyển thể sang nhiều thể loại giải trí khác.

Họ lấy nguồn tài chính ấy để nuôi những truyện tranh không thành công... Họ sản xuất truyện tranh, webtoon theo quy mô công nghiệp và có hẳn nhóm xây dựng rất nhiều kịch bản, nhóm vẽ tranh theo từng kịch bản cũng chia thành nhóm nhỏ".

Theo họa sĩ Lê Thắng, truyện tranh nói chung và truyện trên mạng còn đang trong quá trình học hỏi nên chưa đáp ứng được.

Các họa sĩ Việt Nam thường hoạt động theo cá nhân, mỗi nhóm chỉ có thể sản xuất được một hai truyện. Vì vậy, các tác giả viết truyện tranh thường làm vì đam mê, và họ cũng phải làm thêm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Có thể thấy webtoon đang là một kho khổng lồ chứa những câu chuyện mới mẻ cho ngành giải trí Hàn Quốc.

Nhà làm phim Oh Ki-hwan (người đứng sau bộ phim hài dành cho lứa tuổi mới lớn Fashion King và loạt phim hài lãng mạn How to be Thirty - cả hai dựng từ webtoon) đưa quan điểm: "Tôi tin rằng ngày nay, những ý tưởng mới mẻ nảy ra trong đầu bạn đang được khám phá trong webtoon nhiều hơn là trong phim điện ảnh hoặc phim truyền hình gốc".