Nhân dịp khởi đăng loạt bài 30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam , Báo Quân đội nhân dân Điện tử xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Nhân dịp khởi đăng loạt bài 30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam , Báo Quân đội nhân dân Điện tử xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tin ông Mikhail Gorbachev qua đời, thọ 91 tuổi vẫn đang tiếp tục chia rẽ dư luận Việt Nam.
Phái ‘hoài niệm Liên Xô’ thì ấm ức cho rằng ông đã làm Tổ quốc của phong trào XHCN quốc tế tan rã, khiến Việt Nam mất đi chỗ dựa trên trường quốc tế, phải xoay sở, đi dây, lèo lái trong một thế giới phân liệt, bất an.
Những người ủng hộ các nền dân chủ dân tộc Đông Âu (cộng chút hy vọng cho Việt Nam) thì ca ngợi vai trò kiến tạo môi trường hòa bình, hòa hoãn Đông Tây để thế giới chấm dứt Chiến tranh Lạnh của Mikhail Gorbachev.
Ở một góc độ nào đó thì cả hai nhóm này đều có lý do, hoặc cảm xúc chính đáng để lên tiếng.
Theo quan sát của tôi, những người hoài niệm Liên Xô không hẳn vì đầu óc bảo thủ, hay hoang tưởng mong phục hồi thể chế Xô Viết đã một đi không trở lại.
Điều họ luyến tiếc là một đế quốc đã có những giờ phút huy hoàng của nó. Trên thực tế, so với Trung Quốc thì Liên Xô được nhìn nhận như đại cường từng giúp miền Bắc Viêt Nam và nước Việt Nam thống nhất sau 1975 tận tâm hơn.
Những người bạn tôi ở Ba Lan, Đức, CH Czech, Hungary thì ngược lại, họ tin rằng sự tan vỡ của Đế chế Đỏ là cơ hội tuyệt vời cho các dân tộc bị trị ở Đông Âu, mà văn hóa gốc vốn cao hơn ở Nga, được trở về ngôi nhà quốc gia,độc lập, tự do, dân chủ của họ, để phát triển hết tiềm năng vốn có.
Nhưng trên thực tế, như ta đã thấy, dù có truyền thống công nghệ cao (Đông Đức, Tiệp), có văn học, công nghệ hàng hải, toán học giỏi (Ba Lan, Hungary)...các nước này đều vươn lên từ đống tro tàn của khối Xô Viết bằng cách dựa vào một mô hình đế chế khác, giàu mạnh và an ninh vững vàng: Liên minh châu Âu và khối quân sự Nato. Đồng vốn, thị trường EU và các điều khoản đảm bảo an ninh chung của Nato đã tạo ra ba thập niên vàng cho Đông Âu.
Người Đông Âu đã dịch chuyển từ quỹ đạo của một đế quốc đổ vỡ sang quỹ đạo của một mô hình có tầm vóc siêu quốc gia (supranational dimension), của EU và Nato, cho dù chúng ta tạm chưa gọi EU là một đế quốc.
Đây cũng là các chuyển biến rất logic với người châu Âu, vì họ, từ Hungary, Czech, Slovakia tới Phổ (Đông Đức), Slovenia, Romania...̣đều có thời không thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh, thì thuộc các đế quốc nhỏ hơn, hoặc là liên minh, đồng minh nhỏ của chúng.
Việc tan ra, tụ lại của các 'gia đình dân tộc' châu Âu đã có từ rất lâu, nên câu chuyện khác hẳn Việt Nam, điều mà tôi sẽ nói sau.
Giải thích địa chính trị bằng 'cái nhìn đế chế'
Lý thuyết về đế chế xem ra có thể giúp chúng ta hiểu hơn phần nào sự vận hành của chính trị quốc tế hiện nay, với các lực hút, lực đẩy vừa mang tính địa chính trị, vừa có tính mô hình, và trọng lượng riêng, khi các mảng, các khối to lớn va đập.
Nhìn từ góc độ đế chế thì cuộc chiến của Nga ở Ukraine hiện nay cũng có thể hiểu như xung lực còn lại của quá trình tan rã thời Liên Xô.
Hồi 2016, nhân 25 năm Liên Xô sụp đổ trên trang Foreign Policy có loạt bài nói “The Soviet Union is gone, but it’s still collapsing” (Liên Xô đã biến mất, nhưng nó vẫn đang tan rã).
Các tác giả tham gia viết bài đánh giá rằng cuộc chia tay của Liên Xô năm 1991 “yên lặng quá”, thậm chí không thành sự kiện (no event).
Đáng chú ý có bài của tác giả Ukraine, Serhii Plokhy cho rằng “Sự tan rã của Liên Xô giống như việc đổ vỡ của các đế quốc trong quá khứ [ông trích phần nói về đế chế Ottoman, đế quốc Áo-Hung], luôn không phải là một sự kiện, mà là một quá trình.”
Plokhy nêu ra cuộc chiến từ 2014 ở Đông Ukraine như một ví dụ rằng Nga không chịu chấp nhận trật tự hậu Xô-Viết và ví Ukraine với Ba Lan, Tiệp Khắc lúc vừa có độc lập năm 1918, sau Thế Chiến I.
Xin nhắc lại Thế Chiến I chấm dứt với sự sụp đổ của ba đế quốc: Nga, Đức và Áo-Hung, thay đổi bản đồ châu Âu và cho ra đời một loạt quốc gia độc lập ở Đông Âu, Baltic và Balkans.
Năm 1918, các nước đó đều yếu, chính thể chưa hoàn thiện, và muốn làm đồng minh của Phương Tây (Anh, Pháp) để có chỗ dựa trước sự đe dọa của Đức và Liên Xô. Vì cả Berlin và Moscow, tuy đã theo chủ nghĩa khác, nhưng tinh thần phục thù, đòi lại các vùng đế chế tiền thân của họ “bị tước mất”, vẫn còn rất cao.
Plokhy nêu ra vấn đề dân tộc ở các quốc gia bị Đức và Liên Xô tấn công trong thập niên 1930s:
"Vấn đề sắc tộc trong xã hội của họ đã là cái cớ để láng giềng hùng mạnh, hung hăng can thiệp."
Lý cớ thì chỉ là chuyện nhỏ để gây chiến.
Ví dụ Đức đánh Tiệp Khắc để “giải phóng người Đức vùng núi Sudet”.
Liên Xô tấn công Ba Lan (09/1939) để “bảo vệ giai cấp công nông Bạch Nga ở phía đông bị bọn địa chủ Ba Lan đè nén”. Cuối cùng, nước cộng hòa Ba Lan đa sắc tộc cùng lúc bị Đức đánh từ phía Tây và Nam để “giành lại lãnh thổ truyền thống của người Đức” (hành lang Gdansk, vùng núi Silesia).
Việc quân Hitler bắt hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi đưa vào lò thiêu là một phần khác của ý thức hệ phát-xít khát máu nhưng không nằm ngoài một “logic ghê rợn” của đế chế Đức Quốc xã: xóa sổ người Do Thái khỏi châu Âu, chứ không chỉ trên đất Đức. Mục tiêu này mang tính đế quốc, vượt khỏi phạm vi quốc gia.
Mặt trái của chủ nghĩa đế quốc là thế. Tương tự như Stalin nhân danh giai cấp thẳng tay đàn áp các dân tộc thuộc Liên Xô.
Prokhy nhắc rằng chủ nghĩa phục thù Đại Nga nay hoàn toàn có thể làm tương tự với Ukraine: tấn công nhân danh bảo vệ “thiểu số”, “giành lại lãnh thổ lịch sử”.
Và điều đó đã xảy ra năm nay, 2022.
Nước Nga sẽ đi về đâu sau cuộc chiến Ukraine?
Câu hỏi tiếp theo trong dòng thời sự là Nga, hậu thân của Đế chế Liên Xô, có đang tiếp tục tan rã?
Trang Geopolitical Futures ở Hoa Kỳ hôm 01/09/2022 vừa công bố nghiên cứu đặc biệt mang tựa đề “Will Russia Collapse Again?” (Nước Nga sẽ lại tan rã?).
Do GS George Friedman, một người Do Thái gốc Hungary sang Mỹ từ nhỏ (vẫn thạo tiếng Hung) làm chủ biên, công trình này đánh giá rằng hơn 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga của ông Putin lại rơi vào vị thế có quá nhiều “vùng đệm” đang bị teo lại (Ukraine), bị hở sườn (Phần Lan), hở bụng (Biển Đen với yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ), và hở lưng (Trung Á).
Về kinh tế, Nga thực chất là các vùng kinh tế khác nhau gộp lại. Vùng Viễn Đông có logic kinh doanh, hoạt động khác vùng châu Âu của Nga. Vùng Caucasus và biển Caspi có các quan tâm năng lượng khác, và vùng Biển Đen có những nguồn lợi và mối đe dọa khác.
Một khi Moscow có quyền lực mạnh, bao trùm (như thời đế chế Nga, hoặc Liên Xô) thì Nga có an ninh tốt.
Nhưng ngày nay, theo công trình nói trên, các ưu thế của những vùng khác nhau ở Nga không ứng cứu cho vùng gặp nạn được, vì chính quyền thực ra bất lực.
Một ví dụ: các mỏ khí đốt ở Viễn Đông không bơm sang châu Âu được mà chỉ có thể bán cho Nhật, Trung Quốc, với số lượng nhỏ bằng ¼ sản lượng Nga bán cho “kẻ thù” là EU hiện nay.
Về nhân lực, nếu Putin không khéo thì việc huy động lính từ các cộng hòa ở vùng châu Á sang đánh giúp “nước mẹ” ở Ukraine có thể gây nội loạn. Các cuộc bầu cử thống đốc vùng từ 2012 cho thấy dân Nga ở các vùng xa có xu hướng không tin tưởng Moscow.
Kết luận, Geopolitical Futures cho rằng Nga tung ra cuộc chiến Ukraine để đẩy xa các vùng đệm phía Tây và nhằm tỏ ra còn mạnh, che đậy thực lực đã yếu hơn trước rất nhiều.
“Nga phải cùng lúc tỏ ra có sức mạnh hơn nó vốn có và phải dùng quyền lực thực sự nó có thật tinh tế. Nhưng các ảo tưởng thì lại rất dễ tan biến, vì chỉ có quyền lực, sức mạnh thực mới bền vững. Hành động do các quốc gia yếu tạo ra nhằm tỏ ra là họ mạnh hơn thực luôn gần như luôn luôn dẫn tới thất bại thảm hại.”
Nếu chúng ta tin vào đánh giá trên thì cơ hội phục hồi đế chế của ông Vladimir Putin xem ra không cao. Liên bang Nga thậm chí có nguy cơ tan rã tiếp.
Việt Nam và di sản của các đế chế
Đối với một bộ phận người Việt Nam vẫn còn hoài niệm Liên Xô, theo tôi cũng cần ghi nhận cảm xúc của họ mong muốn có một ‘anh cả’ làm chỗ dựa, vì lịch sử thế kỷ 20 đã tỏ ra quá khắc nghiệt với Việt Nam.
Xứ sở này mất 900 năm theo mô hình Trung Hoa để tạo ra một đế quốc riêng- Đại Nam, với đỉnh cao đạt tới khi làm chủ lãnh thổ rộng lớn trên bờ Đông bán đảo Đông Dương, quá rộng khiến trình độ tư duy, công nghệ và kinh tế trung cổ hậu kỳ không kham nổi khi thế giới bước vào kỷ nguyên hiện đại.
Đại Nam cuối cùng bị một đế quốc khác là Pháp khuất phục, đưa vào quỹ đạo Âu hóa cưỡng bức, gây phản kháng mạnh, 80 năm bài ngoại, di chứng đến nay.
Thế Chiến II kết thúc không đem lại giải pháp gì cho xứ Đông Pháp và hai phần của nó này bị kéo vào hai khối Đế chế đối đầu: Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Kể từ khi Liên Xô tan rã, tình hình quốc tế và khu vực xung quanh Việt Nam đã thay đổi rất nhiều.
Nhưng có một vấn đề không thể né tránh được.
Xét cho cùng, vì cũng từng là phụ thuộc sâu nặng vào Liên Xô, là thành viên COMECON và Khối Hiệp ước quân sự Warsaw CHXHCN Việt Nam nay vẫn phải đối mặt với hội chứng “di sản của đế chế tan rã”. Chưa kể bản thân người Việt Nam cũng có tinh thần đế quốc của riêng họ.
Nỗ lực phục hồi vị thế cường quốc vùng ở Đông Dương (khống chế Lào, Campuchia) trong thập niên 1980s, với sự hỗ trợ của Liên Xô đã không thành, vì bản thân Moscow trên đà xuống dốc và mô hình kinh tế hậu chiến ở Việt Nam quá tệ. Ba mươi năm qua là quá trình vừa tìm đường đi mới, vừa nuối tiếc quá khứ.
Cái chết của ông Gorbachev, với tang lễ hôm nay 03/09, lạ thay, cũng đúng vào dịp 77 năm VNDCCH tuyên bố độc lập mà không được Liên Xô công nhận, dù sao cũng khép lại vĩnh viễn một mô hình. Còn nước Nga của ông Putin thì như đã thấy, đang sa lầy vào các vấn đề di sản của chính nó.
Chiều kích lịch sử của ngôi sao đỏ trên Hồng trường ở Moscow không còn nữa ở cả hai đại lượng thời gian, không gian nhưng còn lưu trong tâm trí.
Từ nay, việc xử lý di sản Liên Xô của Việt Nam như thế nào, cho cả nội bộ và đối ngoại tùy vào lựa chọn của người Việt Nam.
Bản nhạc 'Chiều Mạc Tư Khoa' đã hết vang vọng với thế hệ trẻ.
Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết được quy định theo Điều 76 của Hiến pháp Xô viết 1977 là những nhà nước Xã hội chủ nghĩa Xô viết có chủ quyền hợp nhất với những nước Cộng hòa Xô viết khác để trở thành Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay Liên bang Xô viết. Điều 81 của Hiến pháp nói rõ "những quyền lợi tối cao của các Nước cộng hòa Liên bang sẽ được bảo vệ bởi Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết".[1]
Theo Tòa án Nhân quyền châu Âu, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, các chính phủ của các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Litva),[2][3] Hoa Kỳ,[4] và Châu Âu,[5] 3 nước cộng hòa Baltic Xô viết (CHXHCNXV Estonia, CHXHCNXV Latvia và CHXHCNXV Litva - CHXHCNXV (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết) bị Liên bang Xô viết xâm chiếm vào năm 1940 theo những điều khoản của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop. Chính phủ Nga và những quốc gia chính thức ủng hộ sự sáp nhập vào Xô viết của những quốc gia Baltic là hợp pháp.[6]
Vào những thập niên cuối cùng khi Liên Xô còn tồn tại, Liên bang Xô viết gồm 15 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (SSR), thường được gọi đơn giản là Các nước Cộng hòa Xô viết. Trong Liên bang Xô viết những nước cộng hòa Xô viết cũng được gọi là Các nước cộng hòa liên bang (tiếng Nga: союзные республики, soyuznye respubliki). Tất cả các nước cộng hòa này đều được xem như những nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ngoài ngoại lệ là CHXHCNXV Liên bang Nga (SFSR Liên bang Nga), tất cả các nước cộng hòa đều có những đảng cộng sản của riêng mình, những đảng cộng sản này là 1 phần của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tất cả những nước cộng hòa cũ hiện nay đã trở thành các quốc gia độc lập, 12 quốc gia trong số 15 nước cộng hòa cũ (trừ 3 nước Baltic) đều tham gia vào 1 tổ chức sau khi Liên Xô tan rã có tên là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (tiếng Nga: SNG, tiếng Anh: CIS).
Căn cứ vào hiến pháp, Liên Xô là một liên bang. Theo Điều 72 của Hiến pháp năm 1977, mỗi nước cộng hòa đều có quyền ly khai khỏi Liên Xô. Dù trong Chiến tranh Lạnh, quyền này được xem xét rộng rãi là vô nghĩa, tuy nhiên, Điều 72 đã được sử dụng vào tháng 12 năm 1991 và khiến Liên Xô tan rã, khi Nga, Ukraina và Belarus ly khai khỏi Liên bang.
Trong thực tế, Liên Xô là 1 thực thể tập trung quyền lực ở mức độ cao từ khi thành lập vào năm 1922 cho đến giữa thập niên 1980 khi những lực lượng chính trị khác được phép hoạt động từ những cải cách của Mikhail Gorbachev, dẫn đến việc buông lỏng quyền lực quản lý của trung ương và cuối cùng là sự sụp đổ của Liên Xô. Theo Hiến pháp thông qua năm 1936, và được sửa đổi nhiều lần cho đến tháng 10 năm 1977, nền tảng chính trị của Liên Xô được hình thành từ Xô viết địa phương do nhân dân bầu. Các Xô viết địa phương này tồn tại ở mọi cấp hành chính, và phải chịu sự điều khiển của "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao (Верховный Совет) ở Moskva.
Cùng với hệ thống phân cấp hành chính nhà nước, còn tồn tại song song các tổ chức của đảng cộng sản, điều này cho phép Bộ chính trị sử dụng quyền lực điều khiển lớn hơn trên các nước cộng hòa. Các cơ quan hành chính nhà nước chịu sự điều khiển từ các cơ quan song song của đảng cộng sản, và việc bổ nhiệm của mọi đảng và các công chức nhà nước phụ thuộc vào sự tán thành của cơ quan trung ương của đảng cộng sản. Thường thì Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết của mỗi nước cộng hòa là người của nước cộng hòa đó trừ Nga, trong khi tổng bí thư đảng của mỗi nước cộng hòa phải là người của nước cộng hòa khác.
Mỗi nước cộng hòa có biểu tượng của quốc gia trên: quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, và 1 ngoại lệ với CHXHCNXV Liên bang Nga có quốc ca là quốc ca của Liên Xô. Mỗi nước cộng hòa của Liên Xô cũng được tặng thưởng Huân chương Lenin.
Các nước cộng hòa đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Dưới thời của Mikhail Gorbachev, những biện pháp cải tổ như mở cửa (glasnost) và cải tổ kinh tế (perestroika) được mong đợi đem lại sự hồi sinh cho Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, những biện pháp cải tổ đã có một số tác động dẫn đến quyền lực của mỗi nước cộng hòa trong chỉnh thể liên bang được tăng cường. Đầu tiên, tự do chính trị cho phép các chính quyền của mỗi nước cộng hòa có được tính hợp pháp bằng việc mở rộng chế độ dân chủ, chủ nghĩa dân tộc hay kết hợp cả 2. Ngoài ra, tự do cũng dẫn tới những rạn nứt trong hệ thống phân cấp của đảng, điều này giảm bớt quyền lực điều khiển của trung ương tới các nước cộng hòa. Cuối cùng, cải tổ kinh tế (perestroika) cho phép các chính phủ của các nước cộng hòa được kiểm soát các tài sản kinh tế của mình và giữ lại nguồn tài chính từ chính quyền trung ương.
Trong suốt những năm cuối thập niên 1980, chính quyền Xô viết đã thử tìm một cấu trúc mới, mà cấu trúc mới này đã phản ảnh quyền lực ngày càng tăng của các nước cộng hòa trong liên bang. Những nỗ lực này đã chứng tỏ không thành công, và vào năm 1991, Liên bang Xô viết sụp đổ khi chính quyền của các nước cộng hòa tuyên bố ly khai. Các nước cộng hòa đã tuyên bố độc lập, với các chính quyền hậu Xô viết ở các nước cộng hòa đa số trong các trường hợp nhân sự trong chính quyền đều là nhân sự của các nước cộng hòa Xô viết cũ.