Thực Trạng Ngành Xi Măng Việt Nam

Thực Trạng Ngành Xi Măng Việt Nam

» Bộ Xây dựng dự báo đầu ra cho xi măng sẽ cải thiện năm 2025, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể phức tạp do xung đột vũ trang, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng trong thời gian tới.

» Bộ Xây dựng dự báo đầu ra cho xi măng sẽ cải thiện năm 2025, mặc dù tình hình kinh tế thế giới có thể phức tạp do xung đột vũ trang, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để bình ổn thị trường xi măng trong thời gian tới.

Nối dài danh sách công ty xi măng báo lỗ

Các chỉ tiêu kinh doanh của Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) trong nửa đầu năm đều không đạt. Sản lượng clinker của công ty là 7,63 triệu tấn, chỉ chiếm 45,1% mục tiêu kế hoạch năm và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng xi măng sản xuất đạt 9,77 triệu tấn, tương đương 45,4% kế hoạch và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các công ty ngành xi măng Việt Nam liên tục báo lỗ

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp lớn như Xi măng Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai và Vicem Bút Sơn đều đặt kế hoạch lợi nhuận bi quan cho năm 2024, dự kiến lỗ lần lượt là 159 tỷ đồng, 104 tỷ đồng và 111 tỷ đồng. Trong khi đó, Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh dự báo lợi nhuận giảm 57%, chỉ còn 34 tỷ đồng.

2 doanh nghiệp khác là Vicem Hà Tiên và Xi măng Sài Sơn có vẻ lạc quan hơn. Cụ thể,  Vicem Hà Tiên đặt mục tiêu lãi sau thuế lần lượt hơn 23 tỷ đồng, tăng 31% và Xi măng Sài Sơn là hơn 11 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2023.

Trước đó, trong báo cáo tháng 4 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, một số doanh nghiệp sản xuất xi măng không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Trong số này có CTCP Xi măng Bỉm Sơn, CTCP Xi măng Vicem Bút Sơn, CTCP Thương mại, Dịch vụ, Vận tải Xi măng Hải Phòng và CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai.

Ngành xi măng Việt Nam tìm cách gỡ khó trước thực trạng lỗ trong thời gian dài

Ngành xi măng Việt Nam đang chật vật với thách thức về tiêu thụ và chi phí, dẫn đến dự báo lỗ và phá sản của nhiều doanh nghiệp.

Clinker và xi măng đối mặt với tình trạng giá xuất khẩu giảm mạnh

Theo Bộ Xây dựng, năm 2022, giá trung bình là 46-48 USD/tấn cho clinker và 51-53 USD/tấn cho xi măng. Đến tháng 5/2024, giá đã giảm xuống còn 31-32 USD/tấn đối với clinker và 38-48 USD/tấn đối với xi măng, trong khi xi măng rời chỉ còn 36-37 USD/tấn.

Mức sụt giảm về giá này đã đánh dấu một trong những diễn biến bất lợi nhất  trong lịch sử hoạt động của ngành xi măng. Nhân tố dẫn đến tình trạng này là do giảm sút nhu cầu toàn cầu, cạnh tranh từ các nhà cung cấp, và sự thay đổi không ngừng trong chính sách thương mại của các quốc gia nhập khẩu.

Tình hình kinh tế bất ổn đã dẫn đến sự thận trọng trong chi tiêu của cả chính phủ lẫn khu vực tư nhân tại nhiều quốc gia. Nhiều dự án xây dựng quy mô lớn đã phải tạm dừng hoặc bị hủy bỏ do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư. Kéo theo là sự suy giảm trong nhu cầu tiêu thụ clinker và xi măng, kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng về giá của cả hai sản phẩm này trên thị trường.

Nhiều dự án xây dựng quy mô lớn đã bị ngừng thi công hoặc hủy bỏ do thiếu vốn đầu tư, cùng sự cẩn trọng trong chi tiêu của chính phủ và doanh nghiệp giữa bối cảnh kinh tế không ổn định. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ clinker và xi măng, dẫn đến mức giảm sâu về giá.

Xuất khẩu xi măng Việt Nam sẽ còn tiếp tục khó khăn

Không chỉ đối mặt với dư thừa công suất và tiêu thụ chậm tại nội địa, hoạt động xuất khẩu xi măng và clinker cũng đang gặp phải sự sụt giảm nghiêm trọng.

Thua lỗ nghiêm trọng vì sản lượng tiêu thụ xi măng sụt giảm

Thị trường xi măng hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù có tổng công suất thiết kế lên đến 123 triệu tấn mỗi năm, thực tế có thể còn vượt quá con số này hàng chục triệu tấn. Nhưng do tình trạng tiêu thụ yếu, 4 dây chuyền được đầu tư xong nhưng vẫn chưa bắt đầu hoạt động.

Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng ngành xi măng chưa từng trải qua khó khăn như hiện nay. Trong năm 2023, đã có đến 42 dây chuyền sản xuất phải tạm dừng từ 1- 6 tháng, thậm chí một số phải ngừng hoạt động suốt cả năm.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành xi măng đang đối mặt khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đưa nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc buộc phải bán một phần vốn cho nước ngoài. Giai đoạn này, ngành xi măng đang chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước kém.

Tiêu thụ nội địa rất yếu do các dự án đầu tư công triển khai còn chậm, các dự án xây dựng đường giao thông vẫn sử dụng công nghệ truyền thống. Ngoài ra, thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng, tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp.

Bên cạnh đó, còn có các yếu tố bất khả kháng như giá nhiên liệu và năng lượng, đặc biệt là than. Tăng giá năng lượng đã kéo theo chi phí vận tải cao ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm. Từ 01/01/2023, thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, không hưởng ưu đãi thuế giá trị gia tăng.

Giải pháp nào thúc đẩy cho ngành xi măng Việt Nam?

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xi-măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung, doanh nghiệp xi măng chưa nhận được hỗ trợ đáng kể để duy trì sản xuất, nâng cấp hệ thống. Cần thiết thiết lập chính sách ưu đãi để phát triển bền vững, khuyến khích tái sử dụng nhiệt thừa khí thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Để giải quyết vấn đề tài chính cho ngành xi măng, Bộ Xây dựng đã đề nghị Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉnh sửa chính sách về khoanh nợ, giãn nợ và hạ lãi suất cho các doanh nghiệp trong ngành, phù hợp với năng lực tài chính hiện tại của họ.

Theo TS Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Bộ đang phối hợp với các bộ và Hiệp hội Xi-măng Việt Nam để tăng công suất, giảm chi phí, và sử dụng chất thải công nghiệp. Mục tiêu là giảm giá thành xi măng, tạo điện từ nhiệt thừa và đồng thời bảo vệ môi trường.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN, mở rộng thời hạn trả nợ lên đến không quá 36 tháng từ ngày đáo hạn của khoản nợ được điều chỉnh. Đồng thời, thời gian áp dụng việc điều chỉnh này được kéo dài cho tới hết ngày 31/12/2025, cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian để cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện và trình Chính phủ các Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để phát triển thị trường bền vững và triển khai ít nhất một triệu căn hộ xã hội cho công nhân từ 2021-2030, thúc đẩy tiêu thụ xi-măng thời gian tới.

ĐĂNG KÍ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO NGÀNH XI MĂNG Q2/2024

VIRAC còn cung cấp hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory để phục vụ các cá nhân tra cứu dữ liệu thô. Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.

Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về Data Factory VIRAC, vui lòng gửi thông tin tới Zalo Official Account hoặc quét mã QR bên dưới.

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Sản lượng xuất khẩu Clinker và xi măng sụt giảm thê thảm

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, xuất khẩu xi măng và clinker dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản Trung Quốc chưa phục hồi, kèm theo dư thừa xi măng. Do đó, Việt Nam dự kiến sẽ cạnh tranh mạnh mẽ tại các thị trường như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi…

Cùng với đó, Việt Nam đã tăng thuế xuất khẩu clinker từ 5% lên 10%, làm suy giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Philippines đã thực thi biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm clinker và xi măng có nguồn gốc nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong bối cảnh này, Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét việc bãi bỏ thuế xuất khẩu clinker để giảm thiểu các khó khăn hiện tại. Trước mắt, mức thuế suất xuất khẩu 5% đối với clinker sẽ được duy trì cho đến khi có quyết định chính thức.