Điều kiện để được miễn thi Ngoại ngữ đầu vào đối với thí sinh dự thi được áp dụng theo thông báo tuyển sinh cao học mới nhất (cập nhật theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành): khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Điều kiện để được miễn thi Ngoại ngữ đầu vào đối với thí sinh dự thi được áp dụng theo thông báo tuyển sinh cao học mới nhất (cập nhật theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành): khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Dưới đây là tổng hợp các đề thi tiếng Anh đầu vào đại học theo từng trường mà các bạn nên tham khảo và làm thử để nắm rõ cấu trúc và các dạng bài thi thường gặp của trường đó nhé!
Đề thi tiếng Anh đầu vào đại học dựa theo dạng đề thi CEPT sẽ bao gồm 4 phần tương ứng với 4 kỹ năng: Listening, Reading, Writing và Speaking. Cấu trúc đề thi cụ thể như sau:
Đối với 2 kỹ năng này, thí sinh sẽ được thực hành thi trên máy tính với tổng thời gian thi là 45 phút. Các kiến thức xuất hiện trong bài thi sẽ được biên soạn phù hợp với trình độ tiếng Anh của tất cả sinh viên ở mọi cấp độ.
Thí sinh sẽ có thời gian 45 phút để hoàn thành một bài viết có độ dài từ 250-300 từ để bàn về một chủ đề nhất định nào đó.
Phần thi đánh giá khả năng nói của thí sinh là phần thi cuối cùng và thí sinh sẽ phải đối đáp trực tiếp với giám khảo trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút với tổng cộng 3 part.
Part 1: Giới thiệu về bản thân với những thông tin cá nhân như tên, tuổi, quê quán, sở thích, ngành đang theo học,…
Part 2: Trình bày về một chủ đề xã hội trong khoảng 3 phút (bao gồm 1 phút chuẩn bị và 2 phút để trình bày quan điểm).
Part 3: Giám khảo sẽ đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề thí sinh vừa trình bày ở part 2 và thí sinh cần trả lời các câu hỏi đó.
Để đạt kết quả cao trong kỳ thi tiếng Anh đầu vào đại học, thí sinh cần áp dụng các chiến lược làm bài hợp lý và hiệu quả. Dưới đây là một số chiến lược hữu ích:
Dành ít nhất 2-3 phút để đọc kỹ hướng dẫn, đặc biệt chú ý đến thời gian quy định cho từng phần và cách thức trả lời (ví dụ: điền vào ô trống, chọn đáp án đúng,…)
Chuẩn bị sẵn đồng hồ cá nhân để theo dõi thời gian, lên kế hoạch chia nhỏ thời gian cho từng phần và từng câu hỏi để không bị thiếu thời gian cho các phần sau.
Tập trung vào những câu mà thí sinh chắc chắn có thể trả lời để kiếm điểm trước, sau đó quay lại các câu khó khi có thời gian. Nếu là câu hỏi trắc nghiệm và thí sinh không biết chắc đáp án, hãy đoán và chọn lựa một phương án bất kỳ thay vì để trống.
Nếu còn thời gian sau khi hoàn thành các phần thi, thí sinh phải cẩn thận kiểm tra lại toàn bộ bài làm để đảm bảo rằng không bỏ sót câu hỏi nào cũng như đã trả lời đầy đủ yêu cầu từ đề bài.
Với phần thi Listening, thí sinh cần tận dụng thời gian tạm ngưng giữa các part để đọc lướt trước các câu hỏi trong đề bài nhằm nắm được chủ đề chính cũng như xác định được những từ khóa quan trọng, giúp nâng cao khả năng chọn được đáp án chính xác.
Đối với dạng đọc hiểu trong kỹ năng Reading (bài thi TOEIC) đòi hỏi khả năng suy luận cao và cần phải tìm ra mối liên hệ giữa các đoạn văn với nhau, đáp án có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào, chính vì thế, để giải quyết những câu khó, thí sinh không nên phụ thuộc vào từ khóa mà nên đọc hiểu toàn bộ các văn bản (chú ý các chi tiết nhỏ như ngày tháng gửi mail, tiêu đề văn bản, từ đồng nghĩa/trái nghĩa,…).
Với phần thi Writing, trước khi bắt đầu viết, thí sinh nên dành ra vài phút lập dàn ý cho bài luận để đảm bảo bài viết có một cấu trúc rõ ràng và logic. Nếu còn thời gian, hãy kiểm tra lại bài viết để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cũng như điều chỉnh số lượng từ đúng với quy định.
Với phần thi Speaking, cố gắng duy trì giao tiếp mắt với giám khảo và thể hiện sự tự nhiên trong cách nói cũng như cách dùng ngôn ngữ cơ thể.
Nếu thí sinh chưa tự tin với khả năng tiếng Anh của mình để vượt qua bài kiểm tra đầu vào đại học, hãy để lại thông tin bên dưới. Giáo viên tại Anh Ngữ ZIM sẽ hỗ trợ bạn ôn luyện để đạt điểm cao.
Trên đây là bài viết hướng dẫn các tân sinh viên cấu trúc bài thi và chiến lược ôn thi tiếng Anh đầu vào đại học một cách hiệu quả nhất. Chúc các thí sinh ôn thi hiệu quả và đạt điểm cao.
Mục đích của bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào đại học là để đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên mới nhập học. Điều này giúp các trường đại học xác định khả năng ngôn ngữ của sinh viên nhằm đảm bảo rằng mỗi sinh viên sẽ nhận được sự giảng dạy hiệu quả và phù hợp nhất với trình độ của họ.
Hơn nữa, đối với những chương trình học yêu cầu kỹ năng tiếng Anh cao (như các ngành học bằng tiếng Anh hoặc yêu cầu đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh), bài kiểm tra đầu vào đảm bảo rằng sinh viên có đủ khả năng ngôn ngữ để theo kịp chương trình học.
Trường hợp tân sinh viên trượt tiếng Anh đầu vào hoặc bỏ thi thì có thể sẽ phải tham gia thêm các lớp học bổ trợ hoặc các chương trình hỗ trợ ngôn ngữ để cải thiện kỹ năng của mình.
Để đạt điểm cao trong kỳ thi tiếng Anh đầu vào đại học, bạn cần có một kế hoạch ôn tập bài bản và hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn thi đạt điểm cao:
Quy chế bài test tiếng anh đầu vào đại học sẽ được từng trường Đại học quy định riêng. Mỗi trường sẽ có những yêu cầu về cấu trúc của đề thi và độ khó khác nhau, nhưng nhìn chung thì trong bài thi tiếng Anh đầu vào của các trường Đại học thường sẽ tập trung kiểm tra nhìn nhận ở 4 kiến thức và kỹ năng đó là: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Và đề thi có cấu trúc dựa vào những dạng đề của những kỳ thi rất nổi tiếng như: CEPT hay TOEIC của Cambridge. -----> Bạn có thể tham khảo luyện tập TOEIC ở đây
Phần Nghe là phần thi kiểm tra khả năng nghe hiểu của bạn. Phần thi này thường bao gồm các bài nghe ngắn, dài khác nhau. Các bài nghe có thể là các đoạn hội thoại, bài thuyết trình, tin tức,...
Phần Nói là phần thi kiểm tra khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn. Phần thi này thường bao gồm các bài nói về các chủ đề khác nhau. Các bài nói có thể là giới thiệu bản thân, tranh luận về một chủ đề, thuyết trình về một chủ đề,...
Thí sinh sẽ được yêu cầu nói về một chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định. Thí sinh cần thể hiện được khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp, phát âm và ngữ điệu phù hợp với chủ đề.
Phần Đọc là phần thi kiểm tra khả năng đọc hiểu của bạn. Phần thi này thường bao gồm các bài đọc ngắn, dài khác nhau. Các bài đọc có thể là các bài báo, tạp chí, sách,...
Thí sinh sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc. Các câu hỏi có thể là trắc nghiệm, điền từ hoặc trả lời câu hỏi.
Phần Viết là phần thi kiểm tra khả năng viết tiếng Anh của bạn. Phần thi này thường bao gồm các bài viết về các chủ đề khác nhau. Các bài viết có thể là bài luận, bài báo, thư,...
Thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài viết trong một khoảng thời gian nhất định. Bài viết cần thể hiện được khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp, phát âm và ngữ điệu phù hợp với chủ đề.
Mức độ khó của đề thi tiếng Anh đầu vào Đại học sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường đại học. Tuy nhiên, nhìn chung, đề thi thường ở mức độ trung bình khá đến khó.
Đề thi dựa theo dạng đề thi CEPT như sau:
Thí sinh làm phần Nghe và Đọc trên máy tính với tổng thời gian cho 2 kỹ năng là 45 phút. Các câu hỏi sẽ được điều chỉnh tương thích với trình độ tiếng Anh của thí sinh
Tiếp theo đến phần bài thi viết, sinh viên sẽ viết 1 bài luận có độ dài từ 250 – 300 từ nhận xét về 1 chủ đề xã hội trong thời gian là 45 phút
Cuối cùng là phần bài thi nói, thời gian là 10-12 phút. Phòng thi sẽ gồm 1 giám khảo và 1 thí sinh. Phần thi nói gồm 3 phần: phỏng vấn cá nhân, trình bày quan điểm về chủ đề xã hội và trả lời các câu hỏi liên quan
Đề thi dựa theo dạng đề thi Toeic như sau:
Đề thi TOEIC gồm 2 phần là Listening và Reading, mỗi phần có 100 câu hỏi trắc nghiệm Thời gian làm bài thi TOEIC là 120 phút, trong đó phần Listening là 45 phút và phần Reading là 75 phút
Phần Listening gồm 4 phần nhỏ: Mô tả hình ảnh (6 câu), Hỏi và đáp (25 câu), Hội thoại ngắn (39 câu) và Bài nói chuyện ngắn (30 câu). Các câu hỏi có thể bao gồm các cụm từ nói lướt, các câu không đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ, các câu hỏi liên quan đến biểu đồ, bảng biểu hoặc ngụ ý của người nói
Phần Reading gồm 3 phần nhỏ: Hoàn thành câu (30 câu), Hoàn thành đoạn văn (16 câu) và Đọc hiểu (54 câu). Các câu hỏi có thể yêu cầu người thi hiểu được ý chính, chi tiết, từ vựng, ngữ pháp, sắp xếp thứ tự hoặc suy luận từ các đoạn văn.