Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, tiến sát mức trước đại dịch Covid-19. Bước sang năm 2024 - năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã rất sôi động với những dự án trăm triệu USD.
Năm 2023, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, tiến sát mức trước đại dịch Covid-19. Bước sang năm 2024 - năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã rất sôi động với những dự án trăm triệu USD.
Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động tăng qua các năm: năm 2011 là 457.217 doanh nghiệp, đến năm 2017 là 561.064 doanh nghiệp và đến hết năm 2021, Việt Nam đã có gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Nhờ chính sách ưu đãi đối với khu công nghiệp, số lượng Khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Từ con số 01 KCN năm 1991, lên đến 260 KCN năm 2010, 326 KCN năm 2017 và 406 KCN năm 2022.
Sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã không ngừng tăng. Cho đến nay, sau 35 năm, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong số này, đã có 274 tỷ USD đã được giải ngân, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Đến nay, 129 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Các dự án FDI đã hiện diện tại 63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam.
Khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Số thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN luôn tăng trưởng ổn định. Khu vực ĐTNN cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, với giá trị nộp ngân sách tăng từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14,2 tỷ USD (giai đoạn 2001 - 2010). Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng góp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước; năm 2021, khu vực FDI đóng góp vào thu ngân sách khoảng 9,6 tỷ USD, chiếm 17% tổng thu ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, một số dự án FDI lớn, thường được Chính phủ ban hành các ưu đãi thuế cao, như các dự án của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, đã đóng góp mạnh mẽ vào xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu từ các dự án của Samsung tại Việt Nam đạt hơn 30 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất ấn tượng, xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra, với sự tham gia mạnh mẽ của lĩnh vực FDI trong hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu từ các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đã mở rộng nhanh hơn so với nhóm sản phẩm xuất khẩu truyền thống.
Thứ nhất, chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam chưa đa dạng, chỉ tập trung vào các hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập mà hầu như chưa có các hình thức ưu đãi dựa trên chi phí, theo đó chưa thực sự khuyến khích các hoạt động đầu tư thực chất, có lợi ích lâu dài. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các ưu đãi thuế dựa trên thu nhập có thể phản tác dụng do công tác quản lý thuế còn nhiều hạn chế, điều này tạo ra các "kẽ hở" để các doanh nghiệp thực hiện các hành vi dịch chuyển lợi nhuận.
Thứ hai, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam chưa bắt kịp với các chính sách tiên tiến, thông lệ quốc tế. Hiện nay trên thế giới, nhiều quốc gia đã và đang triển khai các hình thức ưu đãi dựa trên chi phí để khắc phục các nhược điểm của hình thức ưu đãi dựa trên thu nhập. Ưu đãi dựa trên chi phí đã rất phổ biến và là các thông lệ hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm qua ở các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,... và cũng đang trở thành xu hướng trong phát triển chính sách ưu đãi tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…
Thứ ba, chính sách ưu đãi chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực vào năm 2024. Theo đó, các chính sách ưu đãi thuế TNDN hiện hành sẽ không còn nhiều ý nghĩa, gián tiếp ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, đặc biệt là trong thu hút các Tập đoàn, nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp vệ tinh thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà đầu tư này.
Thứ tư, một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đã được quy định trong Luật nhưng không có hướng dẫn cụ thể để triển khai nên chưa có tác dụng trong thực tế.
Thứ năm, các ưu đãi thuế được quy định tại nhiều luật thuế khác nhau, gây ra vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực thi, áp dụng ưu đãi và gia tăng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp. Sự phức tạp này có nguy cơ khiến cho việc thực thi các chính sách ưu đãi kém hiệu quả hơn và cản trở các nỗ lực cải cách chính sách.
Tại mục 5 Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã đồng ý chủ trương, giao Chính phủ trong năm 2024 rà soát tổng thể để hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo "Báo cáo rà soát đánh giá tổng thể về chính sách khuyến khích đầu tư tại Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị".
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Một điểm nhấn trong báo cáo thường niên FDI năm 2023 là trong khi FDI toàn cầu năm 2023 chỉ tăng 3% thì FDI vào Việt Nam tăng tới 32,1%.
Sáng 26/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2023 với chủ đề “Trước thách thức và cơ hội mới – Thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn”.
Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2023 với chủ đề “Trước thách thức và cơ hội mới - Thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn”
Báo cáo thường niên FDI năm 2023 được chia làm 3 chương với 162 trang, xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Một số nội dung đáng lưu ý trong xu hướng thu hút FDI năm 2023 được báo cáo chỉ ra gồm: Dòng vốn FDI toàn cầu sau khi giảm 12% vào năm 2022 đã tăng 3% trong năm 2023 đạt mức 1.370 tỷ USD.
Trong đó, FDI vào các nước đang phát triển tăng nhẹ, đáng lưu ý là FDI vào lĩnh vực tăng trưởng xanh tại các nước đang phát triển tăng tới 37% so với năm 2022. Trên thị trường vốn toàn cầu, tài chính xanh tăng trưởng mạnh, trái phiếu bền vững tăng 5 lần trong 5 năm từ 2018 - 2023.
Dòng vốn FDI của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch đáng kể, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm hoạt động tại Trung Quốc; năm 2023 Trung Quốc chỉ chiếm 1,8% các dự án đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ so với con số 5,2% năm 2019. Dòng vốn FDI từ các nước đang phát triển tiếp tục tăng nhanh hơn FDI từ các nước phát triển, hiện chiến 6% tổng FDI toàn cầu.
Cũng theo báo cáo FDI năm 2023, vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022, trong khi vốn FDI toàn cầu chỉ tăng 3%, cho thấy sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, vốn FDI thực hiện chỉ tăng 3,5%, đạt mức 23,18 tỷ USD.
Đặc biệt, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh. Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này năm 2023 đạt 23,5 tỷ USD, chiếm tới 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới so với các con số tương ứng của năm 2022 là 16,8 tỷ USD và 60,6%. TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về thu hút FDI năm 2023 với tổng vốn đăng ký 5,85 tỷ USD; tiếp theo là Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình. TP. Hà Nội 2 năm liền không nằm trong Top 5 về thu hút FDI.
Về môi trường đầu tư, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đánh giá của KOCHAM, JETRO, EuroCham và AmCham niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng và lạc quan. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng chỉ ra những hạn chế về môi trường đầu tư mà Việt Nam cần sớm khắc phục như: Thủ tục hành chính chưa minh bạch, thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn dài làm tăng chi phí đầu tư kinh doanh; cơ sở hạ tầng vẫn còn những bất cập, nhất là việc ổn định cung cấp điện; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; tiến trình chuyển đổi xanh vẫn còn chậm…
Năm 2023, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh, đạt 23,5 tỷ USD, chiếm tới 64,2% tổng vốn đăng ký.
Gia tăng cơ hội thu hút FDI trong bối cảnh mới
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thách thức và cơ hội mới đối với Việt Nam về thu hút FDI trong bối cảnh mới, Báo cáo thường niên FDI năm 2023 nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường quán triệt và kịp thời hành động để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết 50 – NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Theo đó, cần đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI một cách chọn lọc, không những coi trọng quy mô mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả của dòng vốn FDI.
Theo đó, một số giải pháp giúp thu hút hiệu quả dòng vốn FDI được đề cập trong bản báo cáo gồm: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Nghị quyết của Quốc hội về thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu; Hướng mạnh FDI vào các ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nhất là năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng giao thông vận tải, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Báo cáo thường niên FDI 2023 là ấn phẩm thường niên của Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài. Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực VAFIE, Tổ trưởng Tổ biên tập báo cáo cho biết: Từ năm 2021, VAFIE đã nghiên cứu và công bố Báo cáo thường niên về FDI nhằm cập nhật thông tin về FDI trên thế giới và khu vực, cung cấp cho các nhà đầu tư và các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách bức tranh toàn cảnh và đánh giá khách quan về hoạt động FDI, cũng như môi trường đầu tư Việt Nam; khuyến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, Chủ biên báo cáo cho biết: Báo cáo năm nay ra đời trong bối cảnh nhiều nước phát triển thực hiện chính sách sàng lọc, hạn chế FDI vào một số ngành, lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia, khuyến khích chuyển nhà máy từ Trung Quốc về nước, về quốc gia lân cận hoặc sang nước thứ ba. Các FTA thế hệ mới đòi hỏi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió, điện tái tạo, bảo đảm quyền lợi của người lao động về tiền lương tương ứng với năng suất lao động của mỗi người, không sử dụng lao động trẻ em, không cưỡng bức lao động, có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng dân cư, giảm thiểu khí phát thải nhà kính...