Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp theo chuẩn quốc tế, trong những năm qua, GS.TS.BS Hoàng Anh Dũng đã nghiên cứu và triển khai nhiều hình thức chủ động, linh hoạt, phát huy thế mạnh hợp tác trong và ngoài nước, tạo cơ sở nền tảng vững chắc đưa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẵn sàng hội nhập đón đầu xu thế trong tương lai.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cao cấp theo chuẩn quốc tế, trong những năm qua, GS.TS.BS Hoàng Anh Dũng đã nghiên cứu và triển khai nhiều hình thức chủ động, linh hoạt, phát huy thế mạnh hợp tác trong và ngoài nước, tạo cơ sở nền tảng vững chắc đưa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẵn sàng hội nhập đón đầu xu thế trong tương lai.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Công ty Cổ phần Công nghệ BookingCare
Lô B4/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
ĐKKD số. 0106790291. Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 16/03/2015
[email protected] (7h - 18h)
Tòa nhà H3, 384 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP.HCM
Is your network connection unstable or browser outdated?
Tôi và Bác sĩ Hoàng Anh Dũng là người cùng quê, cùng đồng nghiệp, anh là khóa đàn em tốt nghiệp ra trường sau tôi mấy năm tại Trường Đại học Y khoa Huế khi đất nước được giải phóng. Thân phụ anh là Bác sĩ Hoàng Bá, thuở còn đi học, nhà anh ở sau xóm nhà tôi. Ra trường, tôi công tác ở Quy Nhơn, anh công tác ở Quảng Ngãi. Mỗi khi vào Quy Nhơn, chúng tôi có dịp cùng ngồi uống cà phê quán bà “Bảy Mập” đường Nguyễn Thái Học để hàn huyên, tâm sự. Một thời gian sau, tôi lại gặp được anh khi anh đã nổi tiếng...
Đọc được bài dự thi “sự hy sinh thầm lặng” của tác giả Ngọc Anh đăng trên Báo Sức khoẻ & Đời sống viết về Bác sĩ Hoàng Anh Dũng với chủ đề “Tri ân đất mẹ”-Nước chảy vạn dặm xa, vẫn tìm về biển cả. Ký ức trong tôi lại trỗi dậy, tôi thấy được nụ cười hiền hậu của anh như ngày nào còn đi học qua tấm ảnh. Xin đọc cùng với tôi về bài viết này trong niềm tự hào vinh danh nước Việt của một đồng nghiệp là Việt kiều ở Bỉ.
Một Việt kiều, chuyên gia đầu ngành ghép thận, tạng tại châu Âu luôn đau đáu trong mình ước mong được "góp phần trí lực nhỏ bé cho quê hương”. Để rồi, 10 năm nhìn lại những việc ông đã làm mới thấy thật đồ sộ, khó bút nào tả hết.
Áo phông, quần bò, ba lô khoác vai lẳng lặng băng qua hành lang bệnh viện... hình ảnh ấy khiến nhiều người dễ lầm tưởng ông vào đây để thăm người nhà. Ông vẫn thế! Vẻ bề ngoài phảng phất chất bình dân, kiệm lời đến độ rụt rè, trông Hoàng Anh Dũng "chẳng giống Việt kiều ở bển về", càng khó tưởng tượng ông là chuyên gia đầu ngành ghép thận, tạng của châu Âu, hiện là Trưởng khoa ghép thận, tạng Bệnh viện Erasme (Đại học ULB, Vương quốc Bỉ), một trong 3 trung tâm ghép tạng lớn nhất châu Âu.
Con đường của một dân nhập cư từ những nước đang phát triển để thành danh tại châu Âu thì thật lắm chông gai. Nó không dành cho những người non ý chí.
Trong bối cảnh những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ trước, tại nước Bỉ, với đa số dân nhập cư thì kiếm một công việc đủ sống rất đơn giản. Nhưng lao động để dành dụm tiền đi học, rồi học hành đàng hoàng, đặc biệt trong ngành y thì lại vô cùng khó.
Dù đã tốt nghiệp đại học y khoa, cộng thêm 10 năm công tác tại một bệnh viện lớn ở Việt Nam, nhưng khi chân ướt, chân ráo đến nước Bỉ, Hoàng Anh Dũng lại phải bắt đầu từ con số không. Những người muốn nhàn thân thì chỉ cần tặc lưỡi, coi như chấp nhận đổi nghề cho dễ thở.
Hoàng Anh Dũng không thế, tạm gác nghề y sang một bên để lê đi làm đủ các nghề, một thời gian dài bác sĩ Dũng vào vai bưng bê, rửa bát cho nhà hàng. Hết phục vụ nhà hàng, bác sĩ Dũng chuyển sang chân "lon ton" ở một viện dưỡng lão kiêm cả việc... dọn toilet hàng ngày.
Có một điều thuận lợi, sau khi Hoàng Anh Dũng giải trình trước Hội đồng y khoa Bộ Y tế Bỉ về quá trình học tập và thâm niên 10 năm trong ngành ngoại khoa của mình tại Việt Nam, ông được chấp nhận rút bớt thời gian học y khoa tại Bỉ xuống còn... 5 năm. Với Hoàng Anh Dũng, như thế đã là quá tuyệt vời và tất nhiên ông không bỏ lỡ cơ hội mở cánh cửa để trở về với nghiệp blouse trắng.
Thời gian mới tốt nghiệp y khoa, ông làm bác sĩ gia đình và trực cấp cứu ở một vài bệnh viện tư nhân, thu nhập cũng đủ để không còn phải "kéo cày" như trước. Rồi một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, đó là được nhận vào thực tập tại Bệnh viện Erasme, một trung tâm ghép tạng vào bậc nhất nhì châu Âu. Thời điểm những năm 90 thế kỷ trước, ghép thận, tạng là ngành khá mới mẻ, tuy vậy, nhờ kinh nghiệm và sự khéo léo trời cho, bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã nhanh chóng làm chủ kỹ thuật mới và tiến bộ nhanh chóng. Đến năm 2004, Hoàng Anh Dũng trở thành Phó Trưởng khoa ghép thận tạng của Bệnh viện Erasme và chỉ 4 năm sau, ông giữ chức Trưởng khoa và được xếp vào hạng chuyên gia đầu ngành của Bỉ và châu Âu.
Đau đáu một tấm lòng với quê hương
Đã là người viễn xứ, ai chẳng có lúc chạnh lòng nhớ quê hương, mong đóng góp một điều gì đó cho đất mẹ. Nhưng cái đau đáu hướng về Việt Nam của Bác sĩ Hoàng Anh Dũng đôi khi làm bạn bè, đồng nghiệp tại bệnh viện phải ngạc nhiên.
Là chuyên gia đứng đầu ngành ghép thận, tạng của bệnh viện, dĩ nhiên công việc của Bác sĩ Dũng rất bận rộn và căng thẳng. Ông thường xuyên phải làm việc trên 10 -15 giờ mỗi ngày và 5 ngày trong tuần. Nhưng khi có dịp nghỉ hè, nghỉ phép hay bất cứ có một cơ hội nào, ông đều xếp lịch về Việt Nam.
Từ năm 2000, bằng uy tín của mình, ông mời nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành ghép tạng của thế giới đến thăm và làm việc tại Việt Nam, cùng với đó là việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo cho các bác sĩ Việt Nam trong bối cảnh ngành ghép thận tạng nước ta còn rất mới mẻ.
Có thể nhắc đến những tên tuổi lớn của thế giới như GS. Van Haelewijick B. - Chủ tịch Hội thông tin hiến tạng, mô thế giới đã cùng Bác sĩ Dũng tổ chức nhiều buổi báo cáo chuyên đề Hiến tạng và Ghép tạng, cũng như tập huấn Điều phối viên ghép tạng tại Việt Nam. Các giáo sư như Depauw Luc (Nguyên Trưởng khoa ghép thận, tạng Bệnh viện Erasme Yvon Englert (Trưởng khoa đào tạo sau đại học, Đại học Emare)...
BS. Hoàng Anh Dũng trong Chương trình Vinh danh nước Việt
Nhiều trung tâm ghép thận tại Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam có sự tham gia trợ giúp của Bác sĩ Hoàng Anh Dũng như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn, Bệnh viện đa khoa Kiên Giang... và gần đây nhất, từ 2008 đến nay là Bệnh viện 19/8 Bộ Công an được Bác sĩ Dũng và các cộng sự hỗ trợ, chuyển giao công nghệ thực hiện ghép thận bằng phương pháp nội soi, một phương pháp tiên tiến lần đầu tiên được thực hiện ở khu vực phía Bắc. Đến nay, Bệnh viện 19/8 đã chủ động thực hiện 6 ca ghép thận bằng kỹ thuật nội soi, tiến tới làm thường quy.
Không chỉ tham gia trực tiếp mổ ghép thận hàng trăm ca tại Việt Nam và trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao công nghệ mới cho các bác sĩ Việt Nam, Bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã tổ chức nhiều khóa học, đào tạo, xin học bổng của trường ULB cho các bác sĩ Việt Nam sang du học tại Bỉ. Từ năm 2001 - 2005 đã có 30 bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế sang Bỉ thực tập. Trong 3 năm 2008 - 2010 đã có 3 đoàn bác sĩ Bệnh viện 19/8 sang tập huấn tại trường ULB.
Trong quá trình về Việt Nam làm việc, Bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đóng góp nhiều tặng phẩm, trang thiết bị y tế và những thuốc đặc trị đắt tiền cho nhiều bệnh viện trong nước. Đặc biệt tại tỉnh Kiên Giang, Bác sĩ Dũng đã vận động đóng góp hiện vật trị giá 30 tỷ đồng.
Thay lời kết Một lãnh đạo cao cấp của Liên đoàn Bóng đá Bỉ ngưỡng mộ tài năng của Bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã năn nỉ muốn tặng ông một món quà. Vị lãnh đạo kia đã rất ngạc nhiên và không kém phần thú vị khi biết đề nghị của ông rất đơn giản "Mời đội tuyển quốc gia Bỉ về đá giao hữu với đội tuyển quốc gia Việt Nam, số tiền thu được dành tặng phát triển ngành ghép tạng Việt Nam". Đó chỉ là một nét chấm phá thêm để chúng ta thấy cái tâm đau đáu hướng về đất mẹ của một bác sĩ Việt kiều đã thành danh ở xứ người. Quả là nước chảy vạn dặm xa, vẫn tìm về biển cả.
Năm 1995-1998: Cùng GS. Christian Rondeux, chuyên ngành Phục hồi chức năng, lập chương trình Phục hồi chức năng giúp cho Bệnh viện Quảng Ngãi, Hội Chữ thập đỏ Quảng Ngãi, Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế.
Năm 2001 - 2006: Cùng BS. Issam El Nakadi, Khoa Ngoại Bệnh viện Erasme, triển khai chương trình "Dự án Ung thư tại Huế" với ngân sách do Cộng đồng nói tiếng Pháp và vùng Walloni - Vương quốc Bỉ tài trợ.
-Thực hiện chương trình ghép thận tại Huế: Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị ghép thận thứ 4 tại Việt Nam. Tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề Hiến tạng và Ghép tạng, Điều phối viên ghép tạng tại nhiều bệnh viện trên cả nước.
Năm 2006: Thành lập Trung tâm ghép thận Bệnh viện Đà Nẵng, là đơn vị ghép thận thứ 10 ở Việt Nam.
- Giải thưởng "Vinh danh đất Việt" năm 2006.
Năm 2008 đến nay: Hỗ trợ bệnh viện 19/8 thực hiện ghép thận. Thực hiện ca ghép thận nội soi đầu tiên tại miền Bắc.
2009: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam vì những đóng góp cho ngành y tế Việt Nam.
2010: Bằng khen của Bộ Công an vì những đóng góp cho ngành y tế lực lượng công an.
TPO - Đài truyền hình Bỉ đã từng sản xuất một bộ phim tài liệu mang tên Sự sống hồi sinh để nói về công việc của bác sỹ Hoàng Anh Dũng.
Anh là một Việt kiều, chuyên gia ghép thận tại Bệnh viện Erasme thuộc Đại học ULB, một trong ba trung tâm ghép tạng lớn nhất ở Bỉ và toàn châu Âu.
Xuất thân trong một gia đình y khoa, cha anh là bác sỹ Hoàng Bá, nguyên Giám đốc Bệnh viện tỉnh Quảng Bình. Hoàng Anh Dũng nối nghiệp cha thi vào trường Đại học Y Huế.
Tốt nghiệp năm 1980, anh đầu quân về khoa Ngoại, Bệnh viện Quảng Ngãi. Năm 1990, bác sỹ Hoàng Anh Dũng tới Bỉ đoàn tụ với gia đình. Anh đã tính từ bỏ nghề y để kiếm một nghề đỡ vất vả hơn nhưng rồi công việc ngành y cứ vấn vương anh.
Lúc ấy, cấy ghép thận là một ngành khá mới mẻ đối với y khoa thế giới và hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam. Tạng của người vừa mới qua đời được đưa vào một cơ thể sống, nối lại. Khi mạch máu hồng trở lại là dấu hiệu của sự hồi sinh. Nhìn thấy dấu hiệu của sự hồi sinh cũng đồng nghĩa với sự thành công của việc cấy ghép.
Bác sỹ Dũng chưa một lần thất bại trong cấy ghép thận. Để có được thành công này là cả một quá trình khổ luyện. Cho tới giờ, anh không nhớ nổi mình đã thực tập cấy ghép tim, gan, thận của biết bao chú lợn. Anh cũng chấp nhận làm không công cho các phòng thí nghiệm để có nhiều cơ hội được thực tập.
Những ngày đầu lập nghiệp tại Bỉ là thời kỳ vô cùng khó khăn bởi Dũng phải vừa đi học, vừa đi làm. Anh chẳng nề hà công việc gì để kiếm sống từ quét dọn nhà cửa, rửa bát đĩa và làm thêm tại các nhà hàng, viện dưỡng lão.
Với bằng tốt nghiệp y khoa tại Việt Nam cộng với 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, anh được giảm 5 năm học (so với tổng cộng 7 năm).
Năm 1999, Bệnh viện Erasme tuyển bác sĩ vào khoa ghép tạng. Hoàng Anh Dũng cùng ba đồng nghiệp người Bỉ được nhận vào thử việc. Sau hai năm làm việc, bệnh viện thông báo chỉ nhận chính thức một người. Đó là Hoàng Anh Dũng.
Để nâng cao chuyên môn, ngoài việc đọc rất nhiều tài liệu, bác sỹ Dũng đã chịu khó đi sớm về khuya để tranh thủ học hỏi thêm ở các đồng nghiệp. Sự chịu thương, chịu khó của chàng trai đất Việt đã được các đồng nghiệp và Ban Giám đốc Bệnh viện Erasme đánh giá rất cao.
Tháng 4/2004, bác sĩ Hoàng Anh Dũng được bổ nhiệm làm Phó Khoa ghép thận, sớm hơn 2 năm so qui định thông thường. Hiện nay, anh tiếp tục đào tạo thêm bốn bác sĩ nữa để cùng anh gánh vác công việc và để có thời gian thực hiện ước nguyện của mình: Trở về đóng góp với quê hương Việt Nam nhiều hơn!
Với sự hỗ trợ nhiều mặt của bác sĩ Hoàng Anh Dũng, tháng 3/2006, Trung tâm ghép thận thứ 10 của Việt Nam đã chính thức ra đời. Cũng như Bệnh viện Trung ương Huế, đây là Trung tâm ghép thận với quy trình hoạt động, kỹ thuật, phác đồ điều trị thuốc ức chế miễn dịch tương tự như tại Bệnh viện Erasme (Bỉ).
Chuyến trở về tháng 8 và tháng 11/2006 là cùng với TS Trần Ngọc Sinh (Bệnh viện Chợ Rẫy) bàn bạc cho việc ra đời thêm hai trung tâm ghép thận vào đầu năm 2007 tại Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn và Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Hoàng Anh Dũng là một trong những bác sỹ ghép tạng giỏi của Bỉ và châu Âu. Anh đã có đóng góp lớn trong việc đưa khoa ghép thận tại Việt Nam phát triển cũng như đưa các bác sỹ Việt Nam sang học tập tại Bỉ.
Dù vậy, hầu như anh ấy rất ít khi nói về mình cũng như những đóng góp của mình cho đất nước.
Trước đó, năm 1995, ngay khi vừa nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ ngoại khoa tại Bỉ, bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã trở về Việt Nam cùng với một giáo sư chuyên về tim mạch và một bác sĩ ngoại tiêu hóa để liên hệ giúp đỡ cho các bệnh viện trong nước.
Cũng trong thời gian này, anh tìm hiểu thấy chương trình phòng chống ung thư trong nước gặp nhiều khó khăn nên trở về Bỉ, cùng với bác sĩ Issam El Nakadi lập kế hoạch và vận dụng mối quan hệ của mình để xây dựng chương trình này tại Huế.
Dự án đã được cộng đồng nói tiếng Pháp tại Bỉ tài trợ với kinh phí là 380.000 euro trong thời gian bốn năm (2001-2005). Mỗi năm có 6 đến 8 bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Huế sang Bỉ thực tập.
Bệnh viện Trung ương Huế, Nhi Đồng 2, Chợ Rẫy, Nhi Trung ương, Bạch Mai… là những nơi bác sỹ Hoàng Anh Dũng đã từng tới thăm và làm việc. Nơi nào anh cũng tìm hiểu những khó khăn và âm thầm tìm cách giúp đỡ.
Có khi là những container trang thiết bị y tế trị giá hàng chục ngàn euro, có khi là những loại thuốc đặc trị đắt tiền, là máy chạy thận nhân tạo, trang bị phẫu thuật, giường đa năng.
Âm thầm vận động, âm thầm kêu gọi, mỗi năm bác sĩ Dũng đã chuyển về cho các bệnh viện trong nước vài container thiết bị mổ và các trang thiết bị khác.
Hiện nay, bác sỹ Hoàng Anh Dũng đang ấp ủ chương trình đào tạo sinh viên y khoa Việt Nam. Tháng 4/2006, anh đã giới thiệu Giáo sư Yvon Englert (phụ trách đào tạo sau đại học của Viện Đại học ULB) về Việt Nam tiếp xúc với ĐH Y Dược TPHCM, Huế, Hà Nội… để đặt vấn đề tuyển chọn các bác sĩ đưa sang Bỉ theo chương trình nội trú tại bệnh viện, dự kiến sẽ triển khai ngay trong những ngày đầu năm mới này.
Bà Phan Thúy ThanhĐại sứ Việt Nam tại Bỉ