Đầu tiên, tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản đảm bảo cụ thể như sau:
Đầu tiên, tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản đảm bảo cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản bảo đảm bao gồm những loại như sau:
- Tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Căn cứ vào Điều 36, Thông tư 200/2014/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến việc hạch toán thuê tài chính thông thường được ghi Có vào tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính với nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng được ghi vào bên Nợ. Số dư bên Nợ là nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
Theo Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm cụ thể như sau:
- Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi.
- Hoặc trong trường hợp không chấm dứt tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng.
- Hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
- Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
+ Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng.
+ Hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm nghĩa vụ đã thỏa thuận.
+ Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp, bao gồm:
++ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
++ Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
+ Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về biến động về tài sản bảo đảm.
+ Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan.
- Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.
Tài sản thuê tài chính là những tài sản cố định được doanh nghiệp đi thuê lại từ công ty cho thuê tài chính. Hình thức sử dụng tài sản thuê tài chính các hình thức cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, thi công công trình, thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa... hiện nay rất được ưa chuộng. Tìm hiểu chi tiết về tài sản cho thuê tài chính là gì và những câu hỏi thường gặp trong bài viết sau!
Theo khoản 3, Điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có giải thích về tài sản thuê tài chính như sau:
“Tài sản cố định thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.”
Tài sản thuê tài chính được doanh nghiệp thuê từ công ty cho thuê tài chính với mức tài trợ cao, thủ tục đơn giản
Tất cả các loại tài sản được phép thuê tài chính nếu thỏa mãn những điều kiện đã được đề cập đến ở nội dung trên.
Sau đây là một số ví dụ về tài sản cố định thuê tài chính phổ biến nhất hiện nay tại hầu hết các công ty cho thuê tài chính:
Có rất nhiều tài sản thuê tài chính
Nếu mọi người chưa đủ vốn để muốn mua xe đầu kéo trả một lần, thì hãy tham khảo bài viết: Mua trả góp xe đầu kéo để vừa có xe sử dụng vừa sở hữu xe đầu kéo ngay sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 thì tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải được trích khấu hao, trừ một số trường hợp được ghi rõ tại khoản 1 của Điều này.
Ngoài ra, tại khoản 6, Điều 9 thuộc Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 cũng có quy định rõ về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như sau: “Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.”
Tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều được trích khấu hao trừ một số trường hợp được ghi rõ tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC
Tại Điều 10 của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 có đề cập đến mức tính khấu hao tài sản cố định hữu hình, cụ thể như sau:
Hình thức thuê tài chính tài sản cố định hiện nay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp sử dụng, nhằm vực dậy nền kinh tế của đất nước thời kỳ hậu COVID-19.
Sử dụng các tài sản thuê tài chính sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và cập nhật hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, nhằm tăng năng suất, góp phần phục hồi kinh tế đất nước. Việc thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn lưu động để chi trả, đầu tư cho nhiều hạng mục khác, thay vì bỏ “hết trứng vào một giỏ” khi mua tài sản cố định.
Điểm đặc biệt của hình thức cho thuê tài chính tài sản cố định đó là doanh nghiệp không cần phải thế chấp bất kỳ loại tài sản đảm bảo hay giấy tờ có giá trị nào cho công ty cho thuê tài chính.
Mức tài trợ mà doanh nghiệp nhận được từ công ty cho thuê tài chính có thể lên đến 90% (giá trị định giá) đối với các sản phẩm xe, 85% (giá trị định giá) đối với sản phẩm máy móc, thiết bị.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chọn nhà cung cấp, thỏa thuận về mức giá, mức hưởng chiết khấu, chế độ bảo hành, ưu đãi rồi mới nộp hồ sơ xin cấp tín dụng thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính.
Cuối thời hạn thuê tài chính trên hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nhận được quyền sở hữu tài sản với thủ tục đơn giản, nhanh chóng theo quy định của pháp luật và không cần phải tốn phí trước bạ.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp tín dụng thuê tài chính cũng rất đơn giản, lược bỏ các thủ tục rườm rà trong quy định, quy trình của cơ quan quản lý về việc doanh nghiệp tự đầu tư mua sắm tài sản.
Thời gian nhận được phản hồi và phê duyệt hồ sơ của tài sản thuê tài chính khá nhanh chóng, chỉ từ 1 đến 3 ngày làm việc. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc đón đầu xu hướng, nhanh chóng cập nhật trang thiết bị, máy móc mới, nhằm tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành.