Hoa Kỳ Việt Nam 2023

Hoa Kỳ Việt Nam 2023

Nhìn lại chặng đường 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ, có thể khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã hặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện trên mọi lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng đến giáo dục-đào tạo, văn hóa, giao lưu nhân dân…

Nhìn lại chặng đường 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ, có thể khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã hặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện trên mọi lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng đến giáo dục-đào tạo, văn hóa, giao lưu nhân dân…

Không nhất thiết phải có bằng cử nhân đại học

Tổng giám đốc IBM Việt Nam, ông Tan Jee Toon chia sẻ cần phải có sự kết hợp giữa công nghệ và nguồn lao động để đưa quá trình chuyển đổi số của quốc gia đến thành công. Một trong những rào cản chính làm chậm quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam là khả năng chuyên môn sâu và cần thiết của người lao động, những kỹ năng mới để nắm bắt những yêu cầu công nghệ, nơi máy móc và con người có thể làm việc cùng nhau.

Để giải quyết vấn đề trên, ông Tan Jee Toon cho rằng các đối tác khu vực công và tư nhân cần phải cùng nhau cung cấp cho sinh viên các cơ hội và kỹ năng học tập, rèn luyện kỹ thuật và chuyên môn, như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác… để cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số.

“Sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân sẽ thúc đẩy cơ hội tham gia vào việc học đi đôi với hành theo cách lâu dài, có ý nghĩa, phát triển tài năng của lực lượng lao động mới. Bối cảnh mới, một loạt các yêu cầu công việc đang gia tăng, đặc biệt trong các lĩnh vực như điện toán đám mây, an ninh mạng và thiết kế kỹ thuật số. Điều này đòi hỏi nhiều hơn bằng tốt nghiệp trung học song không nhất thiết phải có bằng cử nhân đại học,” ông Tan Jee Toon nói.

Sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân sẽ thúc đẩy cơ hội tham gia vào việc học đi đôi với hành theo cách lâu dài, có ý nghĩa, phát triển tài năng của lực lượng lao động mới.

Bên cạnh đó, ông Thiều Phương Nam-Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam và Lào, Campuchia khuyến cáo ngoài các kiến thức chuyên môn, các bạn trẻ cần chuẩn bị và hoàn thiện các kỹ năng mềm, như ngoại ngữ, kỹ năng làm việc trong môi trường đa quốc gia, đa văn hóa, khả năng làm việc nhóm và tự học.

“Các công ty cũng có các chương trình huấn luyện nội bộ nên các bạn trẻ cũng có thể tích lũy kinh nghiệm theo thời gian,” ông Nam chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Ly cho hay: “Tại Coca-Cola, điều quan trọng hơn cả chính là tinh thần và sự cam kết của các thành viên. Đây chính là chất kết dính và là nguồn năng lượng vô tận tiếp lửa cho bất cứ ai khi làm việc trong công ty.”

Thị trường đầy tiềm năng của các nhà đầu tư Mỹ

Đến bây giờ, vị Tổng giám đốc IBM Việt Nam Tan Jee Toon Việt Nam: vẫn nhớ như in lần đầu tiên khi ông đặt chân đến Việt Nam trong nhiệm kỳ đầy thách thức cách đây 7 năm (2013-2015). Khi đó đang là giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam có các mức điểm thấp nhất trên đồ thị.

Tuy nhiên, những ngày tháng khó khăn đó đã trở thành kỷ niệm không thể nào quên với vị giám đốc quốc gia của một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Và tình yêu, sự gắn bó đã đưa ông Jee Toon trở lại Việt Nam với nhiệm kỳ mới, kể từ cuối năm 2018.

“Khi quay trở lại, tôi đã chứng kiến những sự chuyển biến to lớn của cả nền kinh tế Việt Nam chỉ trong một thời gian rất ngắn,” ông Tan Jee Toon xúc động nói.

Đây cũng là cảm nhận chung của nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ khi đã có “thâm niên” làm việc tại Việt Nam.

cần thích ứng với các doanh nghiệp ‘thông minh’

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang trở thành điểm thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thế hệ mới, trong đó có các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ. Nền kinh tế trở nên cạnh tranh sẽ tạo động lực thúc đẩy các thị trường, đặc biệt là thị trường lao động với những thay đổi nhanh chóng.

Cam kết trách nhiệm chuyển giao công nghệ

Khi được phỏng vấn về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, các nhà quản lý doanh nghiệp đến từ Hoa Kỳ cho biết họ cam kết đẩy mạnh công nghệ song song với việc có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng và xã hội.

Ông Nam chia sẻ chiến lược của Qualcomm tại Việt Nam là tập trung vào hỗ trợ, chuyển giao công nghệ để giúp các công ty Việt Nam có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm, trong đó có các sản phẩm 5G với công nghệ và chất lượng cao nhất nhằm cung cấp không chỉ cho thị trường trong nước mà còn ra các thị trường khác trên thế giới.

Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Qualcomm, các phòng radio tần số (Labs RF), camera, hỗ trợ tương thích (Interoperatility) và năng lượng, hiệu suất và nhiệt (Labs PPT-Power, Performane, Thermal) sẽ giúp các công ty trong nước nhận được sự hỗ trợ của Qualcomm ngay tại Việt Nam mà không khải gửi sản phẩm ra thế giới. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt là cho các sản phẩm xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.

Ông Nam cho biết thêm một trong các trọng tâm khác của Qualcomm là hỗ trợ Việt Nam triển khai thành công 5G từ chính sách băng tần, xây dựng chiến lược cho thiết kế hạ tầng mạng lưới đến việc thiết kế các sản phẩm đầu cuối.

“Công nghệ 5G dự báo sẽ tạo ra giá trị 1.000 tỷ USD trong 2 năm tới và 13.200 tỷ USD đến năm 2035 trên toàn cầu và đây sẽ là một cơ hội lớn cho Việt Nam. Bên cạnh đó, 5G cũng sẽ là hạ tầng công nghệ quan trọng cho chiến lược Công nghiệp 4.0 của Chính phủ và là nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam,” ông  Nam nói.

Trong khi đó, ông Tan Jee Toon cho biết IBM cam kết là đối tác đồng hành cùng công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam bằng cách đưa các công nghệ tiên tiến nhất vào phân tích dữ liệu và cung cấp những giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp trong các ngành chăm sóc sức khỏe, sản xuất, bán lẻ, nông nghiệp, hàng không, tài chính, ngân hàng và kinh doanh.

“Tôi cho rằng những thử nghiệm về trí tuệ nhân tạo cũng như chuyển khối lượng công việc đơn giản lên đám mây có thể coi là Chương 1 của quá trình chuyển đổi số. Song, sự phát triển vũ bão của công nghệ cộng thêm những tác động từ đại dịch COVID-19 thực sự là một cú hích lớn, để mọi ngành công nghiệp đều phải nhận ra rằng chúng ta cần nhanh chóng chuyển sang Chương 2 của chuyển đổi số. Theo đó, các tổ chức và doanh nghiệp cần phải chuyển từ thử nghiệm sang chuyển đổi thực sự, đạt được tốc độ và quy mô để nắm lấy cơ hội kinh doanh và gia tăng khả năng cạnh tranh của mình,” ông Tan Jee Toon nói.

Mặc dù ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch COVID-19, song bà Ly khẳng định Coca-cola cam kết tiếp tục theo đuổi chiến lược kinh doanh dài hạn trở thành công ty nước giải khát toàn diện. “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ưu tiên các mục tiêu phát triển bền vững xoay quanh bốn yếu tố chính, gồm nguồn nước sạch-bảo tồn thiên nhiên, nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ, chương trình sức khỏe và phúc lợi cộng đồng, quản lý rác thải nhựa và nhựa tái chế,” bà Ly chia sẻ./.

Việt Nam sẽ trở thành trung tâm R&D

Với ông Thiều Phương Nam-Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam và Lào, Campuchia thì Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư vì có môi trường rất thuận lợi.

Ông chỉ ra với vị trí chiến lược, sự ổn định vĩ mô và chất lượng sống cùng với nguồn lực mạnh mẽ, Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới, trong đó có các công ty của Hoa kỳ. Với các thỏa thuận thương mại thế hệ mới vừa hoàn thành như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), kinh tế Việt nam được dự báo là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Việt Nam không chỉ là trung tâm sản xuất lớn của thế giới mà còn là trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)

Riêng trong lĩnh vực công nghệ cao, ông Nam cho rằng Việt Nam không chỉ là trung tâm sản xuất lớn của thế giới mà còn là trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) với sự đầu tư mạnh mẽ của các công ty trong nước và quốc tế trong nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng như 5G, AI, IoT và Smart city… Hiện nay, các sản phẩm công nghệ cao được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam đang được xuất khẩu và sử dụng trên toàn thế giới.

“Với sự hỗ trợ manh mẽ của Chính phủ thông quan các chương trình như “make in Vietnam” và Công nghiệp 4.0 cũng như quyến tâm triển khai 5G trong năm 2020, môi trường đầu tư nói chung và ngành công nghệ cao nói riêng được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ,” ông Nam nhận định.

Trong bối cảnh đó, ông Nam cho biết mới đây Qualcomm đã ra mắt trung tâm R&D tại Hà Nội và là trung tâm R&D đầu tiên của Qualcomm ở Đông Nam Á nhằm hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa chiến lược “make in Vietnam” cũng như các công ty công nghệ nội địa như VinSmart, BKAV, Viettel và VNPT tiếp cận các công nghệ mới, với quy trình kiểm định sản phẩm theo tiêu chuẩn cao nhất để cung cấp không những cho thị trường trong nước mà còn cho các thị trường quốc tế.