Hà Nội (TTXVN 14/11/2023) Cách đây 25 năm, ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 10. Sự kiện này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể thấy Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.
Hà Nội (TTXVN 14/11/2023) Cách đây 25 năm, ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 10. Sự kiện này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước. Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, có thể thấy Việt Nam đã tham gia APEC với tinh thần chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào việc vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.
Theo Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
– 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối, cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu như trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Ngoài quy định trên, hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định khác giới hạn số tiền được mang theo khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu mang theo số tiền mặt trên 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương hoặc trên 15 triệu đồng nhập cảnh vào Việt Nam thì bắt buộc phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
Tại Điều 6 Thông tư 15 quy định:
Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu mang theo số tiền mặt là ngoại tệ có giá trị tương đương trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng khi xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mà không khai báo thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt như sau:
Theo Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật tiền Việt Nam, ngoại tệ trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc các hành vi khác như: buôn lậu, buôn bán hàng cấm…thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Mức phạt quy định với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, tội này cũng quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:
Phạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Vật phạm pháp trị giá từ 300 – 500 triệu đồng;
– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Mọi chi tiết liên hệ Luật sư tư vấn:
CÔNG TY LUẬT TNHH NĂNG & PARTNER – Hotline: 0986.799.399; 0886.799.399
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/dnlawfirm.com.vn
Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 19.7, Tòa Vimeco Lô E9, Phạm Hùng, Trung Hòa, Cầy Giấy, Hà Nội.
Văn phòng tại Thái Nguyên: Số 360/1 Đường Bắc Kạn. Thành phố Thái Nguyên
Trung tâm Xuất khẩu lao động (dưới sự quản lý của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã thông báo rằng vào năm 2023, người lao động Việt Nam mong muốn tham gia Chương trình Hệ thống Phép lưu trú (EPS) tại Hàn Quốc sẽ phải tham gia hai vòng thi, theo điều khoản được ghi nhớ trong thoả thuận giữa Bộ Việc làm và lao động Hàn Quốc cùng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Hai vòng thi này bao gồm: Vòng 1, bài kiểm tra năng lực tiếng Hàn; và Vòng 2, kiểm tra kỹ năng và đánh giá năng lực.
EPS – TOPIK là một kỳ thi dành cho người lao động, do đó quy trình thi có tính phức tạp. Kỳ thi này bao gồm hai vòng thi:
Vòng 1: Đánh giá trình độ tiếng Hàn.
Trong vòng thi này, thí sinh sẽ phải tham gia một bài kiểm tra về NGHE HIỂU – ĐỌC HIỂU, bao gồm 50 câu hỏi, có thời gian 90 phút.
Trên thang điểm 200, phần NGHE HIỂU chiếm 100 điểm, bao gồm các phần như tranh ảnh, đàm thoại, và hội thoại, với thời gian làm bài là 40 phút. Phần ĐỌC HIỂU chiếm 100 điểm, bao gồm phần từ vựng, ngữ pháp – cách sử dụng, thực hành thông tin và đọc hiểu, với thời gian làm bài là 50 phút.
Vòng 2: Thử nghiệm kỹ năng và đánh giá hiệu suất làm việc.
Thử nghiệm kỹ năng: Áp dụng cho những thí sinh vượt qua vòng 1. Trong giai đoạn này, thí sinh sẽ trải qua 3 phần cơ bản bao gồm thể lực, phỏng vấn và kỹ năng cơ bản liên quan đến công việc.
Trên thang điểm 100, thể lực chiếm 30 điểm, phỏng vấn chiếm 30 điểm và kỹ năng cơ bản chiếm 40 điểm. Thời gian thi được điều chỉnh dựa trên số lượng thí sinh tham gia.
Ngoài ra, do tình hình dịch Covid vẫn có thể tái phát, nên ngoài hai phần thi trên, kỳ thi đánh giá sức khỏe bằng cách đo cân nặng cho cả nam và nữ đã được thêm vào. Tuy nhiên, phần thi này đã tạm dừng kể từ kỳ thi năm 2022.
Xem thêm: Đi Đài Loan cần visa không năm 2023?
Các ứng viên tham gia bài thi tiếng Hàn theo hình thức trắc nghiệm trên máy tính, phải đạt điểm tối thiểu để đáp ứng yêu cầu của từng ngành. Theo đó, đối với ngành sản xuất chế tạo, điểm tối thiểu cần đạt là 110 điểm, trong khi ngành xây dựng và ngành nông nghiệp là 80 điểm, và ngành ngư nghiệp là 60 điểm trên thang điểm tối đa 200 điểm.
Các ứng viên đạt yêu cầu tiếng Hàn sẽ được chọn tham dự kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực theo từng ngành, theo quy trình lựa chọn từ ứng viên có điểm số cao đến thấp.
Chỉ những người lao động vượt qua cả hai vòng thi mới có đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký tham gia chương trình lao động tại Hàn Quốc theo hệ thống Phép lưu trú (EPS).
Sau khi ứng viên vượt qua cả hai vòng thi, họ sẽ được làm hồ sơ dự tuyển để giới thiệu với các nhà tuyển dụng Hàn Quốc. Nếu được lựa chọn, họ sẽ ký hợp đồng và hoàn tất các thủ tục cần thiết để bắt đầu công việc tại Hàn Quốc.